Kinh doanh kem tươi ở nông thôn: Chi phí, thời điểm đầu tư phù hợp
Kinh doanh kem tươi ở nông thôn sẽ là thị trường thú vị với nhiều cơ hội tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tư duy kinh doanh phù hợp để khắc phục những thách thức tồn tại. Vậy chi phí ban đầu cần khoảng bao nhiêu? Thời gian nào triển khai sẽ phù hợp? Cùng Fushimavina tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
Bí quyết kinh doanh kem tươi ở nông thôn
1. Chi phí kinh doanh kem tươi ở nông thôn
Kinh doanh kem tươi ở nông thôn cần bao nhiêu vốn? Nguồn vốn đầu tư cho một cửa hàng chất lượng cần khoảng 90 triệu đến 150 triệu. Chi phí này thấp hơn so với kinh doanh quán kem ở khu vực thành thị bởi chi phí thuê mặt bằng sẻ rẻ hơn nhiều. Theo đó, bạn cần dự trù những khoản kinh phí sau:
1.1 Chi phí làm thủ tục kinh doanh
Muốn mở cửa hàng kinh doanh kem tươi, bạn phải tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xin cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chi phí ước tính cho khoản chi này là từ 5.000.000Đ đến 7.000.000Đ.
Xin cấp giấy phép kinh doanh quán kem tươi
1.2 Phí thuê mặt bằng kinh doanh
Địa điểm kinh doanh kem tươi thuận lợi nhất ở các vùng nông thôn là gần trường học, khu trung tâm, khu dân cư đông đúc… Chi phí mặt bằng sẽ có sự chênh lệch tùy địa điểm, trung bình sẽ dao động trong khoảng 8.000.000Đ đến 20.000.000Đ một tháng.
1.3 Dự chi setup cửa hàng
Sau khi thuê được mặt bằng, bạn cần lên ý tưởng setup quán để thu hút khách. Tùy theo cách bài trí, diện tích mặt bằng mà chi phí setup cũng sẽ khác nhau. Khoản dự chi này sẽ hết khoảng 20.000.000Đ đến 40.000.000Đ với 1 số hạng mục chính như:
- Sơn sửa lại cửa hàng.
- Mua đèn trang trí, bàn ghế.
- Trang trí tường.
- In biển quảng cáo…
Tính toán chi phí setup cửa hàng
1.4 Tính toán nguyên liệu đầu vào
Để có chất lượng kem tươi ngon, thu hút khách hàng, việc chọn nguyên liệu đầu vào vô cùng quan trọng. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: Bột làm kem, ốc quế, đường, bột béo, nước cốt dừa, hương liệu tạo vị kem, cốc, túi, thìa… Dự chi cho khoản phí nguyên liệu đầu vào này hết từ 5.000.000Đ đến 10.000.000Đ.
1.5 Chi phí mua máy móc, thiết bị
Chất lượng thơm ngon của một cốc kem tươi được quyết định bởi nguyên liệu và thiết bị làm kem. Nếu bạn muốn kinh doanh lâu dài, tạo dựng niềm tin nơi khách hàng thì hãy cân nhắc đến việc đầu tư một chiếc máy làm kem chất lượng, cho sản lượng kem tươi ngon, đồng nhất. Giá máy làm kem tươi dự kiến hết khoảng 45.000.000Đ đến 60.000.000Đ tùy công suất máy.
Cân nhắc, đầu tư một chiếc máy làm kem chất lượng
Địa điểm đẹp, setup quán xinh mà chất lượng kem không ngon thì khách hàng cũng không gắn bó với bạn lâu dài. Bởi vậy, hãy chú trọng đến việc đầu tư một chiếc máy làm kem tươi kinh doanh ứng dụng công nghệ hiện đại, điều khiển thông minh, quy trình làm kem khép kín, vận hành bằng 2 hoặc 3 máy nén chuyên dụng để cho sản lượng kem lớn với chất lượng tươi ngon, đồng nhất.
>>>>>Xem ngay các máy làm kem chất lượng hàng đầu tại đây: Máy làm kem tươi Fushimavina
1.6 Chi phí nhân công (nếu có)
Bạn có thể tự điều hành, kinh doanh cửa hàng kem tươi hay cần đến nhân công hỗ trợ? Mức lương làm thêm hiện tại của một nhân viên bán thời gian sẽ dao động từ 20.000Đ đến 25.000Đ một giờ. hãy cân nhắc thêm khoản kinh phí này để tuyển số lượng nhân viên phù hợp.
2. Thời điểm thích hợp để triển khai kinh doanh kem tươi ở nông thôn
Thời điểm kinh doanh kem tươi ở nông thôn thích hợp nhất là vào thời điểm bắt đầu mùa hè, thời tiết bắt đầu nóng lên và nhu cầu tiêu thụ kem tươi lúc này cũng tăng cao. Hãy chú ý theo dõi dự báo thời tiết, nghiên cứu thị trường để lựa chọn thời gian khai trương thích hợp.
Vào những ngày hè nắng nóng oi bức, chẳng có gì ngọt ngào hơn việc được thưởng thức một que kem tươi mát lạnh. Thời gian này, nhu cầu giải khát của mọi người đều tăng cao, lượng kem tươi tiêu thụ cũng sẽ tăng lên đột biến. Nhất là đối với các vùng khí hậu nhiệt đới như trong Nam, việc mở cửa hàng kinh doanh kem tươi vào mùa khô sẽ là thời điểm mùa vụ thích hợp nhất!
Thời điểm kinh doanh kem tươi ở nông thôn thích hợp nhất là vào mùa hè
3. Đánh giá cơ hội và thách thức khi kinh doanh kem tươi ở nông thôn
Bên cạnh những cơ hội tiềm năng, cạnh tranh ít, thì việc kinh doanh kem tươi ở nông thôn sẽ đi kèm với những thách thức nhất định. Cụ thể:
3.1 Cơ hội, tiềm năng cho chủ kinh doanh
- Nhu cầu cao: Kem tươi là món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi nên nhu cầu tiêu thụ luôn cao, nhất là vào thời điểm nắng nóng ngày hè, kem tươi sẽ là món ngon, giải khát tuyệt vời.
- Ít cạnh tranh: So với thành thị, kinh doanh kem tươi ở nông thôn sẽ ít cạnh tranh hơn, dễ khai thác do số lượng cửa hàng ít, cơ hội thành công sẽ cao hơn.
- Chi phí đầu tư thấp hơn: Chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân công hay chi phí nguyên liệu ở nông thôn sẽ rẻ hơn so với chi phí ở thành phố.
- Tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn: Ở nông thôn, dân số thường tập trung đông và họ có mối liên kết gần gũi hơn so với thành thị nên khả năng tiếp cận với các khách hàng tiềm năng tại đây sẽ dễ dàng hơn.
Kinh doanh kem tươi ở nông thôn là cơ hội tiềm năng cho người biết nắm bắt
3.2 Thách thức cần đối diện
- Mùa vụ: Doanh thu kem tươi tại nông thôn bị chi phối nhiều bởi mùa vụ, mùa hè có thể mang lại cho bạn doanh thu cao và dĩ nhiên, mùa đông sẽ khiến doanh thu suy giảm.
- Sức mua thấp: Thu nhập bình quân đầu người tại nông thôn sẽ thấp hơn so với thành thị nên khách hàng có thể sẽ e dè trong việc chi tiêu đối với các sản phẩm không thiết yếu như kem tươi.
- Tiếp cận với nguồn cấp nguyên liệu khó hơn: Việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng cao, giá cả hợp lý ở nông thôn có thể sẽ khó khăn hơn so với khu vực thành thị.
- Phân phối và tiếp thị: Ở nông thôn, các hoạt động tiếp thị, phân phối có thể cần phải đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn mới tăng được khả năng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng.
Để vượt qua những thách thức này, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh quán kem tươi phù hợp, lên chiến lược kinh doanh chi tiết. Trong đó sẽ bao gồm việc tìm cách tăng cường tiếp thị địa phương, phát triển các mối quan hệ cộng đồng, tăng cường dịch vụ và chất lượng của các sản phẩm kem tươi, tận dụng, khai thác triệt để các cơ hội thị trường địa phương độc đáo.
Nắm được những thách thức trên giúp bạn định hướng kinh doanh phù hợp
Hy vọng những thông tin Fushimavina chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có định hướng kinh doanh kem tươi ở nông thôn phù hợp. Chúc bạn sẽ thành công và gặt hái doanh thu lớn. Nếu còn thắc mắc cần được hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Fushimavina theo số hotline 0984924384 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết khác
- Cách làm kem ốc quế socola dễ dàng, thơm ngon như kem đóng gói
- Cách làm kem tươi vani đơn giản, thơm ngon cho những ngày hè nắng nóng
- Bật mí làm kem siêu tốc thơm ngon, đơn giản, dễ dàng thực hiện
- Hướng dẫn làm kem tươi bằng máy làm kem nhanh chóng với 6 bước đơn giản
- Bật mí 4 cách làm kem nhanh nhất, thơm ngon, giải nhiệt ngày hè
- Cách làm kem từ bột làm kem thơm ngon, sánh mịn phù hợp cho kinh doanh
- Bí quyết xây dựng mô hình quán kem nhỏ với lợi nhuận siêu khủng
- Tìm hiểu 11 tiêu chí quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh quán kem tươi
- Kinh nghiệm kinh doanh kem tươi siêu lợi nhuận, thành công ngay từ lần đầu
- Chia sẻ 8 kinh nghiệm mua máy làm kem tươi kinh doanh phù hợp
- Máy làm kem tươi nhập khẩu là thiết bị gì? Có nên mua máy kem nhập khẩu không?
- Top 4 máy làm kem siêu tốc được ưa chuộng trên thị trường, mới nhất năm 2024
- Quy trình 9 bước đầu tư xưởng sản xuất đá cây hiệu quả, mới nhất 2024
- Đá vĩnh cửu có tốt không? Đặc tính, công dụng, cách dùng