Tổng hợp 5 nguyên nhân tủ đông bị đóng tuyết, cách khắc phục nhanh

Tình trạng tủ đông bị đóng tuyết kéo dài không tốt cho hoạt động của tủ, gây suy giảm khả năng làm lạnh và tốn điện. Người dùng có thể khắc phục dễ dàng bằng cách để tủ đông xả tuyết rồi vệ sinh. Cùng Fushimavina tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây đóng tuyết ở tủ đông và cách khắc phục nhanh chóng trọng bài viết sau!

1. Tủ đông đóng tuyết có tốt không?

Tủ đông đóng tuyết không tốt, tính trạng này nếu kéo dài có thể để lại một số hậu quả nghiêm trọng như:

  • Suy giảm hiệu quả làm lạnh: Lớp tuyết dày đóng quanh thành tủ sẽ làm giảm hiệu quả làm lạnh của thủ đông. Thực phẩm không được bảo quản ở dải nhiệt độ tốt nhất sẽ nhanh bị hỏng hơn, mất đi giá trị dinh dưỡng thơm ngon.
  • Tiêu tốn điện năng: Lớp tuyết dày đóng ở thành tủ sẽ gây cản trở sự lưu thông, tuần hoàn khí lạnh trong tủ, khiến động cơ phải tăng cường hoạt động để duy trì nhiệt độ cài đặt, gây lãng phí điện năng. Chuyên gia ước tính, lớp tuyết bám quanh tủ dày 5mm có thể làm tiêu tốn khoảng 30% điện năng tiêu thụ.
  • Tiếng ồn lớn khó chịu: Khi lớp tuyết bám dày, quạt gió phải tăng cường hoạt động để lưu thông khí lạnh và có thể gây ra tiếng ồn lớn khiến người vận hành cảm thấy khó chịu.
  • Mùi hôi khó chịu: Khi tuyết bám dày gây suy giảm hiệu quả làm lạnh để bảo quản thực phẩm có thể kiến tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Hỏng tủ: Lớp tuyết dày đóng lâu trong tủ có thể gây hỏng một số bộ phận như hệ thống xả tuyết và quạt gió.

Tủ đông đóng tuyết không tốt

Tủ cấp đông bị đóng tuyết lâu ngày có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

>>> XEM THÊM: Xử lý khi tủ đông kêu to ngay tại nhà!

2. Tìm hiểu 5 nguyên nhân chính khiến tủ đông bị đóng tuyết và cách khắc phục nhanh

Đóng tuyết ở tủ đông là hiện tượng thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do để thực phẩm có độ ẩm cao trong tủ, mở cửa tủ thường xuyên, gioăng tủ có vấn đề hoặc do lỗ xả nước đang bị tắc. Cụ thể:

2.1 Do lưu trữ thực phẩm có độ ẩm cao

Tủ đông có đóng tuyết không một phần còn do thói quen sử dụng tủ đông không tốt của nhiều người dùng. Nhiều người thường có thói quen cho thực phẩm còn nóng, thực phẩm có độ ẩm cao hoặc bọc thực phẩm bên trong còn đọng nước vào tủ. Điều này sẽ khiến cho độ ẩm trong tủ tăng cao, hơi nước từ thực phẩm sẽ tạo thành lớp tuyết dày bao quanh lòng tủ, gây hiện tượng ngăn đông hay cả ngăn mát tủ đông bị đóng tuyết.

Cách khắc phục: Hãy bỏ ngay thói quen cho thực phẩm có độ ẩm cao vào trong tủ. Hãy giảm độ ẩm của thực phẩm, rút hết nước còn tồn đọng trước khi cho vào cấp đông để giảm thiểu tình trạng tủ nhanh đóng tuyết.

Do lưu trữ thực phẩm có độ ẩm cao

Lưu trữ thực phẩm có độ ẩm cao khiến tủ bị đóng tuyết

2.2 Do gioăng cánh tủ bị hỏng

Gioăng cánh tủ là miếng đệm cao su liền mạch được gắn chặt vào xung quanh mép cửa. Dải cao su này đảm nhận chức năng ngăn cản không khí bên ngoài không cho lọt vào trong gây thất thoát hơi lạnh. Nếu bộ phận này bị lỗi hoặc bị hở sẽ khiến cho độ ẩm không khí lọt vào bên trong tủ gây ra hiện tượng đóng tuyết khiến tủ đông không thể duy trì nhiệt độ an toàn làm thực phẩm nhanh hỏng và gây hao tốn điện năng.

Cách khắc phục: Hãy kiểm tra gioăng cánh tủ ngay khi phát hiện tình trạng đóng băng, thay bộ đệm cao su mới nếu phát hiện hư hỏng hoặc rách. Tủ đông lạnh công nghiệp nên được kiểm tra tình trạng giăng cao su định kỳ 12 tháng 1 lần.

Do gioăng cánh tủ bị hỏng

Gioăng cánh tủ bị hỏng khiến cho độ ẩm không khí lọt vào bên trong

2.3 Do lỗ xả nước bị nghẹt

Khi lỗ thoát nước bị bít tắc lâu ngày do bám bẩn khiến tủ đông bị bít kín. Độ ẩm và nước từ thực phẩm trong tủ không thoát được ra ngoài gây ra hiện tượng đóng tuyết ở tủ đông, ngăn mát bị đóng đá...

Cách khắc phục: Hãy kiểm tra vị trí lỗ thoát nước bên trong và vệ sinh ngay khi thấy bít tắc. Tủ đông nên được vệ sinh định kỳ từ 2 đến 3 lần một tháng.

2.4 Do thường xuyên đóng mở cửa tủ

Mở cửa tủ thường xuyên trong ngày hoặc đóng tủ không cẩn thận khiến tủ bị hở cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng tủ đông bị đóng tuyết. Trong các lần đóng mở liên tục này, không khí bên ngoài dễ bị tràn vào, tạo điều kiện cho hơi nước ngưng tụ vào đóng tuyết dày quanh thành tủ.

Cách khắc phục: Người sử dụng cần tránh mở cửa tủ khi không cần thiết. Hãy đóng tủ nhanh chóng và cẩn thận khi đã lấy đủ thực phẩm, kiểm tra lại xem tủ có bị hở, đóng chưa kĩ hay có gì chặn cửa tủ hay không. Đảm bảo cửa tủ đông phải được đóng kín hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng.

Cửa tủ chỉ cần hé mở một ít trong thời gian ngắn cũng có thể gây thất thoát hơi lạnh, và theo đó không khí ấm sẽ tràn vào gây ra tình trạng đóng tuyết. Bên cạnh đó, bạn hãy tận dụng triệt để các khóa an toàn của nhà sản xuất được tích hợp đi kèm với tủ. Đồng thời kết hợp với gioăng cao su để cửa tủ luôn trong tình trạng đóng kín.

Đóng mở cửa thường xuyên khiến không khí bên ngoài tràn vào trong tủ

2.5 Do dàn lạnh bị bám bụi bẩn

Hệ thống dàn lạnh như dàn trao đổi nhiệt, dàn ngưng tụ và dàn bay hơi bị bám quá nhiều bụi bẩn khiến tủ bị rối loạn khả năng làm lạnh. Chúng sẽ hoạt động sai nguyên lý ban đầu dẫn đến việc làm lạnh quá mức và xảy ra hiện tượng ngăn mát tủ đông bị đóng tuyết.

Cách khắc phục: Bạn hãy vệ sinh dàn lạnh thường xuyên theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không tự vệ sinh được, bạn nên liên hệ đơn vị chuyên nghiệp đến và hỗ trợ.

2.6 Do một số bộ phận trong tủ bị hư hỏng

Lỗi ở một số bộ phận trong tủ cũng có thể là nguyên nhân khiến cho tủ đông hoạt động không hiệu quả và bị đóng tuyết nhanh. Điển hình như:

  • Cầu chì nhiệt bị đứt: Nhiệm vụ chính của bộ phận này là bảo vệ và không để bộ phận xả băng hoạt động quá mức quy định. Khi cầu chì nhiệt bị lỗi, đứt dây thì bộ phận xả băng tự động cũng ngừng hoạt động và gây ra tình trạng đóng tuyết.
  • Rơ le xả tuyết bị lỗi: Bộ phận này còn được gọi là sò lạnh hoặc âm tủ lạnh nằm ở phía sau ngăn đá. Rơ le xả tuyết đảm nhận nhiệm vụ ngắt mạch điện cho bộ phận xả băng. Trong trường hợp bộ phận này không thông mạch hoặc bị hư khiến điện trở không được đốt nóng làm tủ không thể xả đá vào gây ra tình trạng đóng tuyết.
  • Rơ le xả không đóng sang tiếp điểm xả đá: Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát quá trình làm lạnh hoặc làm nóng xả tuyết của tủ. Khi rơ le xả bị lỗi, không đóng sang tiếp điểm khiến tủ không được cài đặt xả đá tự động, gây ra tình trạng dàn lạnh bị đóng băng, ngăn mát bị đóng đá hoặc tủ không lạnh.
  • Đường ống thông gió ngưng hoạt động: Đường ống thông gió đã sử dụng lâu, bị ăn mòn dẫn đến mất cân bằng nhiệt độ trong tủ và gây ra hiện tượng đóng tuyết.
  • Van điều tiết khí lạnh bị hỏng: Van điều tiết khi lạnh bị hỏng gây ra hiện tượng điều tiết quá nhiều khí lạnh đi vào ngăn mát. Điều này khiến ngăn mát tủ đông bị đóng tuyết.

Cách khắc phục: Với các trường hợp trên đây, bạn cần liên hệ với các thợ sửa chữa có chuyên môn. Không nên tự sửa chữa khi bạn không có kinh nghiệm vì có thể sẽ làm hỏng thêm một số bộ phận khác hoặc làm hỏng tủ.

Do một số bộ phận trong tủ bị hư hỏng

Lỗi ở một số bộ phận khiến cho tủ hoạt động không hiệu quả và bị đóng tuyết nhanh

XEM THÊM: Tủ mát bị đóng tuyết

3. Mách bạn một số mẹo ngăn ngừa tình trạng đóng tuyết của tủ đông

Để loại bỏ lớp băng tuyết bám trong tủ đông, bạn hãy bỏ hết các thực phẩm ra ngoài, rút phích cắm tủ, mở hết các cửa và đợi cho băng tan tự nhiên. Sau khi băng tan hết, bạn hãy lau sạch nước và chờ cho mọi ngăn trong tủ khô ráo mới cắm điện lại. Tuyệt đối không dùng dao hoặc vật sắc nhọn để cạo lớp băng, hành động này có thể gây hỏng tủ. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn phòng ngừa hiệu quả tình trạng đóng tuyết ở tủ đông:

  • Bỏ ngay thói quen mở cửa tủ đông lâu hơn so với mức cần thiết.
  • Thường xuyên kiểm tra gioăng cánh tủ giúp phát hiện sớm tình trạng hư hỏng để có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Duy trì thói quen kiểm tra lại tủ sau khi lấy thực phẩm để đảm bảo cửa tủ đông luôn đóng kín.
  • Chỉ để thực phẩm đã nguội vào tủ, tuyệt đối không để các thực phẩm còn nóng.
  • Đặt tủ đông ở nơi thoáng, mát, tránh xa các thiết bị tỏa nhiệt như bếp từ, máy nước nóng, lò nướng…
  • Đảm bảo khoảng cách giữa tủ và tường nhà tối thiểu là 20cm.
  • Tủ đông nên được cài đặt ở nhiệt độ thích hợp, tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Mách bạn một số mẹo ngăn ngừa tình trạng đóng tuyết của tủ đông

Trên đây là một số mẹo giúp bạn phòng ngừa hiệu quả tình trạng đóng tuyết ở tủ

Tóm lại, bài viết trên đây Fushimavina đã giải đáp chi tiết các thắc mắc xoay quanh vấn đề tủ đông bị đóng tuyết. Hãy giải quyết tình trạng này ngay khi phát hiện để không gây ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của tủ đông. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm.

Bài viết khác

MENU