Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, vận hành máy làm đá viên

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc cách sử dụng máy làm đá viên cũng như là cách vận hành, điều chỉnh thời gian của máy làm đá, giúp đạt hiệu quả, sản lượng tối đa. Máy làm đá viên được ứng dụng ngày càng phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn đá sạch, tinh khiết, đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng.

 
Lắp đặt máy làm đá viên 1 tấn Fushima

1. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy làm đá viên

Dù bạn đang sở hữu máy làm đá viên giá rẻ hay phân khúc cao cấp cũng sẽ có quy trình sử dụng máy làm đá viên tương tự nhau. Để đưa được một chiếc máy làm đá công nghiệp vào vận hành, sử dụng lâu dài, bền bỉ và đạt sản lượng tốt nhất cần thực hiện ba công đoạn sau đây:

1.1 Tìm vị trí thích hợp để lắp đặt máy

  • Máy làm đá viên cần được đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Chú ý không đặt thiết bị ở gần nguồn điện, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nước mưa.
  • Nhiệt độ của môi trường xung quanh nên được duy trì trong khoảng từ 3 độ C đến 40 độ C và đảm bảo không gian xung quanh đủ rộng giúp tối ưu tốt nhất cho quá trình sản xuất đá. Chú ý không nên làm nước đá dưới 0 độ C sẽ rất cả hại cho thiết bị.
  • Trước khi lắp đặt cần kiểm tra độ an toàn của thiết bị sau quá trình vận chuyển sản phẩm khi mở bao bì. Sắp xếp các linh kiện của máy ra ngoài, vệ sinh thùng chứa đá cho sạch sẽ.
  • Kiểm tra lại kích thước của máy, điều chỉnh và lắp đặt bắt đầu từ khu vực dưới chân máy.

Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt, sử dụng máy làm đá viên

Máy làm đá viên cần được đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng mát

1.2 Yêu cầu về đường vào và đường thoát của nước

Nguồn nước làm đá viên phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng. Nước làm đá cần phải qua thanh lọc hoặc cài đặt máy làm đá viên cần đi kèm với thiết bị lọc nước. Bên cạnh đó, nguồn nước đi vào thiết bị cần phải đạt các yêu cầu sau:

  • Nhiệt độ nước tối thiểu là 0,6 độ C, tối đa là 32 độ C.
  • Áp lực nước tối thiểu là 0,13 Mpa, tối đa là 0,55 Mpa.
  • Ống dẫn nước có đường kính bên trong tối thiểu là 9,5mm, cao tối thiểu 3cm.
  • Ống thoát nước có đường kính bên trong tối thiểu là 15,8mm, chiều cao tối thiểu 3cm.

Tham khảo sơ đồ lắp đặt máy làm đá viên

Tham khảo sơ đồ lắp đặt máy làm đá viên

Chi tiết sơ đồ lắp đặt máy làm đá viên

Lưu ý: Máy làm đá có bộ phận làm mát bằng không khí lạnh sẽ không có đường dẫn nước ra giống như máy có bộ phận làm mát bằng nước.

1.3 Đảm bảo nguồn điện cho máy

  • Máy làm đá của các hãng sản xuất khác nhau, máy làm đá viên mini hay máy làm đá công nghiệp đều sẽ có yêu cầu về nguồn điện khác nhau. Bạn cần kiểm tra yêu cầu nguồn điện từ nhà sản xuất thường được dán ở mặt sau hoặc phần thân dưới của máy.
  • Phích cắm điện cần được cắm trực tiếp vào ổ cắm điện với một dây nối duy nhất, tuân thủ các tiêu chuẩn điện. Hệ thống nguồn điện phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn của khu vực bạn sinh sống.
  • Loại máy làm đá có kiểu kết nối chữ Y cần phải được lắp đặt bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm.

Đảm bảo nguồn điện cho máy

Mỗi loại máy làm đá sẽ có yêu cầu về nguồn điện khác nhau

Lưu ý: Biến động điện áp không được vượt quá 10% so với điện áp định mức, nếu điện áp ở khu vực bạn sinh sống không ổn định thì cần phải cài đặt thêm thiết bị điều chỉnh điện áp.

1.4 Kiểm tra tổng thể trước khi khởi động máy

Trước khi khởi động máy làm đá viên, bạn cần kiểm tra tổng thể để đảm bảo quy trình vận hành không phát sinh vấn đề. Cần quan tâm đến một số điều sau:

  • Kiểm tra lại phích cắm, ổ cắm điện, aptomat tổng, cầu chì, cầu dao điện và đường ống nước xem đã được kết nối tốt chưa.
  • Kiểm tra nguồn nước cấp vào máy xem đã được mở hay chưa, áp lực nước có ổn định không?
  • Kiểm tra lại nguồn điện xem đã đạt yêu cầu giống với yêu cầu hiển thị trên máy làm đá chưa?
  • Kiểm tra lại nhiệt độ của môi trường và nhiệt độ của nguồn nước xem có nằm trong phạm vi yêu cầu của máy không.
  • Kiểm tra chiều quay của các motor điện, bơm nước xem đã đặt đúng chiều chưa.

2. Hướng dẫn cách vận hành máy làm đá viên

Vận hành máy làm đá bao gồm quy trình khởi động, cách chỉnh độ dày của viên đá và tắt máy sau khi hoàn thiện quá trình. Các khâu vận hành cụ thể như sau:

2.1 Khởi động máy

Bật aptomat tổng cung cấp nguồn điện tổng cho thiết bị, bật công tắc nút nguồn khởi động máy làm đá được đặt trên thân máy. Sau từ 2 đến 3 phút máy sẽ bắt đầu hoạt động. Ở khâu khởi động máy này bạn cần theo dõi, lưu ý một số điều sau đây:

  • Đảm bảo kết nối của các đường ống nước, có nước chảy đều vào máy để sản xuất sau khi khởi động. Điều này rất quan trọng, bạn phải chắc chắn về đường dẫn nước trước rồi mới đến khâu làm đá vì nếu nước vào máy không đều sẽ dễ gây hư hỏng máy.
  • Khi bạn khởi động máy, đèn tín hiệu màu đỏ sẽ bật sáng còn đèn màu xanh lá cây sẽ biểu thị cho chế độ đang đóng băng, có nghĩa là lúc này máy làm đá đang trong trạng thái tự kiểm tra hệ thống vận hành. Thông thường sau khoảng 20 giây, ánh sáng màu xanh vô trùng sẽ được bật tính từ lúc máy bắt đầu làm việc.
  • Tín hiệu đèn vàng sáng biểu thị cho việc đá đã sẵn sàng rời khuôn và đổ xuống khoang chứa đá. Lúc này không nên chạm vào bất cứ phần nào của thiết bị để tránh tình trạng bất thường xảy ra.
  • Máy làm đá sẽ ngừng làm việc khi thùng chứa đầy, lúc này mà hình sẽ hiển thị cửa sổ All. Sau khi bạn lấy đá ra khỏi thùng chứa khoảng 5 phút, máy làm đá sẽ khởi động lại và lặp lại quy trình làm đá tiếp theo.

Hướng dẫn cách vận hành máy làm đá viên

Đảm bảo kết nối của các đường ống nước để sản xuất sau khi khởi động

2.2 Ý nghĩa của các nút bấm điều khiển máy làm đá

  • POWER: Nút này báo hiệu cho nguồn điện cấp vào máy.
  • ICING/ MAKING ICE: Đèn báo hiệu máy làm đá đang trong quá trình sản xuất.
  • STERILIZE: Đèn báo hiệu máy đang trong quá trình tự vệ sinh.
  • ERROR: Đèn báo hiệu máy đang bị lỗi, cần kiểm tra lại bảng báo lỗi và tiến hành xử lý, sửa chữa máy làm đá.
  • ICE FULL: Đèn báo hiệu đá trong thùng chứa đã đầy.
  • DEICE/ FALL ICE: Đèn báo hiệu quá trình xả đá sau khi máy làm xong một mẻ.
  • ON/OFF: Công tắc bật, tắt nguồn cấp điện cho máy làm đá.
  • WATER: Đèn báo hiệu nguồn nước cấp vào máy làm đá có hay không.
  • Deice By Hand: Nút xả đá ngay, bạn có thể xả đá ngay lập tức dù máy chưa hoàn thành xong chu kỳ làm đá. Ấn giữ nút này khoảng 3s, máy sẽ tự xả đá.
  • DISPLAY WINDOW: Màn hình sẽ hiển thị mã lỗi và thời gian cài đặt để sản xuất 1 mẻ đá.
  • Mũi tên lên, xuống: Giúp điều chỉnh độ dày, kích thước tuỳ chọn của viên đá, cài đặt thời gian làm một mẻ đá.

 Ý nghĩa của các nút bấm điều khiển máy làm đá

Mỗi nút bấm điều khiển đi kèm với đèn báo tín hiệu có màu khác nhau

2.3 Cách điều chỉnh kích thước, độ dày của đá

  • Nếu muốn làm đá dày, bạn ấn vào nút mũi tên hướng lên trên ▲, các số hiển thị kích thước đá trên cửa sổ sẽ tăng.
  • Nếu muốn làm đá mỏng, nhấn vào mũi tên hướng xuống dưới ▼, các số hiển thị kích thước đá trên cửa số sẽ giảm.
  • Để đảm bảo yêu cầu về độ dày của đá, mỗi lần bạn nên điều chỉnh tối thiểu 2 số. Chú ý việc tách đá khỏi khay có thể gặp thất bại nếu lớp đá làm ra quá mỏng.
  • Trong điều kiện thời tiết mùa đông hoặc ở những vùng khí hậu mát mẻ, thông gió, làm mát tốt, bạn nên điều chỉnh độ dày của đá trên số 15. Còn vào điều kiện thời tiết mùa hè, nơi thông gió không tốt nên điều chỉnh độ dày của đá trên số 30.

2.4 Lưu ý cách chỉnh thời gian máy làm đá

Thời gian trung bình để sản xuất một mẻ đá dao động từ 10 đến 15 phút. Bạn có thể cài đặt bằng cách nhấn mũi tên lên hoặc xuống. Lúc này màn hình DISPLAY WINDOW sẽ hiển thị thời gian bạn cài đặt, đơn vị được tính bằng phút. Khi máy hoạt động, người vận hành máy cần theo dõi và ghi lại một số thống số dưới đây:

  • Dòng điện giúp máy hoạt động ổn định.
  • Chú ý theo dõi thời gian làm đá, điều chỉnh kích thước đá, độ dày phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Máy làm đá sẽ ngừng hoạt động khi đá đầy thùng chứa, sau khi đá được lấy hết ra khỏi thùng chứa, 5 phút sau máy sẽ tiếp tục vận hành cho một chu kỳ đá mới.

2.5 Tắt máy

Sau khi hoàn tất quá trình làm đá, bạn phải tắt công tắc nguồn của máy hoặc giữ nút ON/OFF trong khoảng 5s cho đến khi máy ngừng hẳn. Tắt Aptomat tổng để ngắt nguồn điện tổng.

3. Lưu ý bảo dưỡng định kỳ cho máy làm đá viên

Để có thể sử dụng máy làm đá gia đình hay máy làm đá công nghiệp được bền bỉ, lâu dài, bạn cần lưu ý đến việc bảo dưỡng định kỳ cho máy làm đá, đặc biệt lưu ý những bộ phận sau đây:

3.1 Chú ý vệ sinh hệ thống lọc gió cùng dàn quạt

Để đảm bảo cho máy hoạt động tốt và đạt sản lượng tối đa, bạn cần lưu ý vệ sinh máy làm đá, nhất là hệ thống lọc gió cùng dàn quạt định kỳ từ 1 đến 2 tháng một lần. Bạn có thể dùng máy bơm cao áp để phụt rửa rồi dùng bàn chải mềm để chải sạch hệ thống lọc gió theo hướng từ trên xuống dưới. Không trải theo các hướng khác vì có thể sẽ khiến các vây lọc bị bẻ cong.

Chú ý: Tắt nguồn điện của máy làm đá trước khi thực hiện vệ sinh. Nếu trong quá trình vệ sinh, các vây lọc bị cong bạn phải nắn lại cho thẳng. Vây lọc của máy làm đá khá sắc, khi vệ sinh cần chú ý để tránh gặp phải thương tổn.

Lưu ý bảo dưỡng định kỳ cho máy làm đá viên

Dù bạn sử dụng máy làm đá viên loại nào đều cần vệ sinh định kỳ

3.2 Vệ sinh thường xuyên cho máy bị bám cặn đá vôi

Nếu máy làm đá bị bám cặn đá vôi, bạn cần phải vệ sinh thường xuyên để không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra và duy trì độ bền cho máy. Theo đó bạn cần tháo ống chia nước trong máy ra, cọ rửa sạch đá vôi bám trong đó. Ngoài ra, cần kiểm tra thêm các bộ phận bơm nước hay máng chứa nước, nếu có cặn vôi thì phải cọ rửa sạch sẽ. Nếu máy làm đá lâu ngày không sử dụng cần bỏ nước trong máng chứa để tránh việc nước để lâu bị bẩn.

Tóm lại, bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc cách sử dụng, vận hành máy làm đá an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy truy cập vào website của chúng tôi để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Bài viết khác

MENU