Cách sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp hiệu quả với 8 bước đơn giản

Cách sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp với 8 bước đơn giản, hiệu quả, giúp bạn nấu những mẻ cơm ngon, chín đều và duy trì tuổi thọ lâu dài của sản phẩm. Cùng Fushimavina tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Cách sử dụng tủ nấu cơm với 8 bước đơn giản

Sau đây là chi tiết 8 bước trong cách sử dụng tủ nấu cơm, mời bạn tham khảo:

Bước 1: Kiểm tra tủ nấu cơm công nghiệp trước khi nấu

Trước khi sử dụng cần kiểm tra tổng quan tủ nấu cơm để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình vận hành:

  • Với tủ nấu cơm điện: Cần kiểm tra công suất điện cấp đã phù hợp với tủ hay chưa. Tủ cơm điện 8 khay, 8 khay cần nguồn điện cấp 9kw, tủ 10, 12 khay cần nguồn điện 12kw và tủ 20, 24 khay cần nguồn điện cấp là 24kw.
  • Với tủ nấu cơm gas: Kiểm tra tình trạng van gas, công suất gas 24000KCAL/H – Áp gas 2Bar.
  • Kiểm tra phao cấp nước của tủ. Đảm bảo nguồn nước cấp sạch sẽ, không lẫn phèn, tạo chất sẽ khiến tủ cơm nhanh bị han gỉ.
  • Đảm bảo thành tủ và các khay bên trong sạch sẽ.
  • Gạo nấu cơm cần vo sạch từ 2 đến 3 lần nước.

 Kiểm tra tủ nấu cơm công nghiệp trước khi nấu

Trước khi sử dụng cần kiểm tra tổng quan tủ nấu cơm để đảm bảo an toàn cho người vận hành

Bước 2: Lắp đặt, cấp nguồn nguyên liệu cho tủ

  • Với tủ nấu cơm điện: Điện cấp cho tủ nấu cơm là nguồn điện 3 pha- điện áp 380V, CB chịu tải nhiệt phải lớn hơn 30A. Dây điện kết nối với tủ đảm bảo phải chịu được nhiệt cao.
  • Với tủ nấu cơm gas: Cần chuẩn bị một bình gas 12kg, 1 van chỉnh áp  2 ~3 kg/cm2 có công suất lớn hơn 5kg/h. Không được chọn van có công suất nhỏ hơn sẽ khiến cơm không chín hoặc mất nhiều thời gian hơn để nấu chín cơm. Ống dẫn gas phải chọn loại chịu nhiệt tốt.

Lưu ý: Kiến nối nguồn điện hay bình gas phải đảm bảo khoảng cách an toàn, tối thiểu từ 200mm trở lên.

Bước 3: Cấp nước cho tủ nấu cơm

Bạn có thể cấp nước cho tủ nấu cơm theo 3 cách sau đây:

  • Dùng vòi nước cấp nước trực tiếp vào tủ.
  • Sử dụng van phao để cấp nước tự động cho tủ.
  • Dùng điện cấp nước tự động cho tủ.

Ở bước này, bạn cần phải kiểm tra tình trạng hoạt động của van phao bằng cách: Mở van thoát nước, nước đang thoát và phao vẫn tiếp tục cấp có nghĩa là phao vẫn đang hoạt động bình thường. Khi đủ lượng nước quy định mà phao vẫn cấp có nghĩa là phao bị hỏng. Lúc này bạn phải ngưng nấu cơm và kiểm tra lại phao.

Cấp nước cho tủ nấu cơm

Cấp nước cho tủ nấu cơm để bắt đầu quá trình nấu cơm số lượng lớn

Bước 4: Đun sôi nước trước khi đưa các khay gạo vào

Trước khi đưa các khay gạo vào tủ hãy đun sôi nước trong khoảng 15 phút, như vậy cơm sẽ chín đều và ngon hơn. Sau khi cấp đủ nước cho tủ, đóng cửa tủ lại, khóa chốt bảo vệ an toàn rồi cần thận mở van gas hoặc nguồn cấp nước và nấu sôi nước bên trong tủ.

Sau từ 10 đến 15 phút nước trong tủ sẽ sôi, khi hơi nước trên nắp tủ bốc hơi thì tắt nguồn cấp nguyên liệu để chuẩn bị cho gạo vào.

Lưu ý: Tuyệt đối không sờ vào nóc tủ hay lưng tủ cơm trong suốt quá trình nấu vì nhiệt độ cao có thể khiến bạn bị bỏng.

Bước 5: Đong gạo, vo gạo, định lượng nước phù hợp trong khay

Trong thời gian chờ cho nước trong tủ sôi, bạn hãy đong gạo, vo gạo sẵn, định lượng nước phù hợp trong khay chứa. Dùng cân hoặc thố để đong gạo và đong nước luôn. Vo gạo đường để ngâm nước lâu sẽ khiến cơm bị nát, mất chất dinh dưỡng. Định lượng nước trong khay tùy vào mức độ chín mong muốn: Cơm vừa ăn là 2kg gạo + 2,4l nước. Cơm vừa nở là 2kg gạo + 2,6l nước.

 Đong gạo, vo gạo, định lượng nước phù hợp trong khay

Trong thời gian chờ cho nước trong tủ sôi, bạn hãy đong gạo, vo gạo sẵn

Bước 6: Xếp các khay chứa gạo vào tủ nấu cơm, bắt đầu quá trình nấu

Dải đều gạo vào các khay gạo, trung bình 2kg gạo/ khay. Sau đó xếp lần lượt các khay vào tủ. Tiếp theo, đóng cửa tủ, cài chốt an toàn và khởi động lại công tắc nguồn. Cài đặt chế độ nấu phù hợp với từng loại gạo, lượng gạo trong nồi, điều chỉnh thời gian nấu và để tủ vận hành tự động.

 Xếp các khay chứa gạo vào tủ nấu cơm, bắt đầu quá trình nấu

Xếp lần lượt các khay vào tủ để bắt đầu quá trình nấu

Bước 7: Kết thúc quá trình nấu, thu về thành phẩm thơm ngon

Sau khi cơm chín, hãy mở van an toàn, để từ 5 đến 10 phút cho hơi bay bớt rồi hãy mở cửa tủ. Khi mở cửa, tuyệt đối không đứng thẳng hướng cửa tủ mở ra bởi hơi nóng bốc ra có thể khiến bạn bị bỏng. Lấy khay cơm từ tủ ra cẩn thận vì cơm.

Kết thúc quá trình nấu, thu về thành phẩm thơm ngon

Thành phẩm cơm thơm, ngon thu được 

Bước 8: Vệ sinh tủ hấp cơm

Sau khi hoàn thành quá trình nấu cơm, người dùng cần tiến hành vệ sinh tủ để duy trì tuổi thọ lâu bền của sản phẩm. Theo đó, vệ sinh tủ sẽ bao gồm quá trình vệ sinh khay + điện trở + bộ đốt. CHú ý sau khi vệ sinh xong thì đặt khay thẳng đứng sẽ giúp khay nhanh khô hơn.

2. Áp dụng cách sử dụng tủ nấu cơm cần lưu ý gì?

Khí áp dụng 8 bước trong cách sử dụng tủ nấu cơm, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không cho quá nhiều gạo vào khay, tối đa chỉ được 2 kg, cho quá nhiều có thể làm cơm không chín đều.
  • Dùng nước nóng nấu cơm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian nấu.
  • Tuyệt đối không mở cửa tủ trong suốt quá trình nấu, có thể khiến bạn bị bỏng, mất an toàn lao động, cơm không chín.
  • Sau khi kết thúc quá trình nấu cơm cần rút phích cắm điện hoặc tháo hệ thống dẫn gas để đảm bảo an toàn.

 Áp dụng cách sử dụng tủ nấu cơm cần lưu ý gì?

Tủ nấu cơm Fushima, kiến tạo những mẻ cơm thơm ngon

Tóm lại, bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc cách sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp an toàn, hiệu quả. Chúc bạn sẽ có những mẻ cơm thơm, ngon và sử dụng tủ lâu bền. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn, hỗ trợ thêm.

Bài viết khác

MENU