Tủ đông nên để số mấy? Gợi ý nền nhiệt độ bảo quản thực phẩm phù hợp

Giải đáp thắc mắc tủ đông nên để số mấy của nhiều bạn đọc, nhiệt độ tốt nhất được khuyến nghị là  -18°C. Ở nền nhiệt này, vi khuyển sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, không thể phát triển sinh sôi. Tuy nhiên, việc cài đặt nhiệt độ bao nhiêu cho tủ đông còn phụ thuộc vào loại thực phẩm và số lượng thực phẩm người dùng cần bảo quản. Cùng “bỏ túi” cách điều chỉnh tủ đông phù hợp với Fushimavina trong bài viết sau đây nhé!

Tủ đông nên để số mấy?

Giải đáp thắc mắc tủ đông nên để số mấy trong bài viết sau

1. Tủ đông nên để số mấy?

Theo khuyến nghị của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), nhiệt độ thích hợp nhất cho tủ đông là -18°C hoặc có thể thấp hơn, tùy loại thực phẩm và số lượng thực phẩm cần bảo quản. Ở nền nhiệt này, vi khuẩn sẽ không thể sinh sôi, phát triển, thực phẩm giữ được độ tươi ngon, an toàn trong khoảng thời gian dài.

Thực tế, tủ đông nên để âm bao nhiêu độ hay tủ đông nên để số mấy còn phụ thuộc vào loại thực phẩm, nhiệt độ bảo quản quy định của thực phẩm đó, lượng thực phẩm và thời gian mà bạn cần bảo quản. Các loại tủ đông trên thị trường thường có nhiều mức điều chỉnh khác nhau để người dùng tùy chọn cài đặt phù hợp với nhu cầu.

nhiệt độ thích hợp nhất cho tủ đông là -18°C

Nên để tủ đông ở số mấy còn phụ thuộc vào thực phẩm bảo quản

2. Hướng dẫn 2 cách cài đặt nhiệt độ tủ đông nhanh chóng, chính xác

Tủ đông trên thị trường hiện nay được phân làm 2 loại chính là tủ dùng điều khiển cơ và tủ dùng điều khiển điện tử. Mỗi loại sẽ có cách điều chỉnh nhiệt độ khác nhau, dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết giúp bạn cài đặt nhiệt độ tủ đông chuẩn nhất:

2.1 Cài đặt nhiệt độ với bảng điều khiển cơ

Quy định mức nhiệt độ của tủ đông dùng điều khiển cơ như sau:

Ký hiệu, vị trí Dải nhiệt độ tương ứng
Số MIN 0°C - 10°C
Số ở giữa MIN và 1 0°C - -8°C
Từ số 1 đến số 5 -14°C - -25°C
Số MAX -28°C.

Với bảng điều khiển cơ, người dùng có thể tùy chỉnh nhiệt độ bằng việc vặn nút chỉnh nhiệt Thermostat hình tròn ở bên trong tủ hoặc nằm ở mặt trước của tủ. Nút này sẽ có 7 vạch tương ứng với nền nhiệt độ quy định bên trên. Người dùng chỉ cần nhẹ nhàng vặn núm để điều chỉnh nhiệt độ mong muốn.

Cài đặt nhiệt độ với bảng điều khiển cơ

Bảng điều khiển cơ của một số loại tủ đông truyền thống

>>> XEM THÊM: nên để nhiệt độ tủ đông như nào để bảo quản thực phẩm?

2.2 Cài đặt nhiệt độ với bảng điều khiển điện tử

Các loại tủ đông cao cấp trên thị trường hiện nay thường dùng điều khiển điện tử thông minh, dễ dàng cài đặt nhiệt độ chỉ thông qua vài lần chạm, theo dõi nhiệt độ chính xác bên trong tủ qua bảng hiển thị. Cách sử dụng bảng điều khiển điện tử như sau:

  • Ấn giữ nút nguồn (POWER) trong 3s để khởi động tủ. Khi màn hình hiển thị chữ “ON”, đèn bông tuyết nhấp nháy là báo hiệu tủ khởi động thành công và sẵn sàng cho quá trình làm việc.
  • Nhấn vào nút SET/AUX ( SET) để bắt đầu cài đặt nhiệt độ cho tủ.
  • Tăng, giảm nhiệt độ tùy ý bằng cách ấn vào nút lên (+) hoặc xuống (-).
  • Khi màn hình hiển thị nhiệt độ mà bạn mong muốn, hãy ấn thêm nút SET/AUX ( SET) một lần nữa để hoàn tất quá trình cài đặt nhiệt độ cho tủ đông.

Cài đặt nhiệt độ với bảng điều khiển điện tử

Bảng mạch điều khiển điện tử của các dùng tủ đông hiện đại

3. Gợi ý điều chỉnh nền nhiệt độ tủ đông phù hợp với từng phân loại và nhu cầu bảo quản thực phẩm

Để đáp ứng nhu cầu bảo quản thực phẩm đa dạng của người dùng, thị trường hiện nay cung cấp 2 dòng tủ đông lạnh công nghiệp chính, bao gồm: loại thiết kế chuyên biệt 1 ngăn đông và loại tích hợp 1 ngăn đông với 1 ngăn mát, hay còn được gọi là tủ bảo ôn. Mỗi loại sẽ có cách điều chỉnh nền nhiệt độ bảo quản khác nhau. Cụ thể:

3.1 Điều chỉnh nhiệt độ cho tủ chuyên cấp đông thực phẩm

Tùy từng loại thực phẩm và số lượng người dùng cần bảo quản, có thể đối chiếu với bảng thông tin sau đây để cài đặt nhiệt độ phù hợp:

Nền nhiệt độ

Trạng thái và loại thực phẩm nên bảo quản

0°C - 10°C (số MIN)

Nền nhiệt độ này thích hợp để bảo quản các loại rau, củ ,quả tươi, ướp lạnh sữa, các loại đồ uống giải khát.

0°C - -8°C (số giữa MIN và 1)

Giúp cấp đông mềm cho thực phẩm tươi như thịt, cá… phù hợp với nhu cầu bảo quản thời gian ngắn, chỉ từ  1 - 2 ngày.

-14°C - -25°C (số 1 - 5)

Nền nhiệt này giúp thực phẩm được cấp đông hoàn toàn, thích hợp bảo quản các loại thịt, cá, kem… trong thời gian dài.

-28°C (số MAX)

Chỉ nên sử dụng trong trường hợp cần cấp đông nhanh một số lượng cực lớn thực phẩm hoặc cần chạy không tải.

Trên đây là một số gợi ý mức nhiệt lý tưởng để bảo quản, cấp đông các loại thực phẩm thông dụng, duy trì độ tươi ngon và bảo toàn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc điều chỉnh mức nhiệt độ bảo quản phù hợp còn giúp bạn tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Điều chỉnh nhiệt độ cho tủ chuyên cấp đông thực phẩm

Tủ đông nên để bao nhiêu độ còn tùy vào từng loại thực phẩm

3.2 Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho tủ bảo ôn

Tương tự với tủ chuyên đông, tủ bảo ôn nên để số mấy còn tùy thuộc vào thực phẩm bảo quản. Mỗi ngăn sẽ cài đặt ở dải nhiệt độ khác nhau:

  • Ngăn đông từ 0°C - -18°C

Tương tự với tủ chuyên cấp đông, ngăn đông của tủ bảo ôn thích hợp bảo quản các loại thực phẩm tươi sống như thịt lợn, bò, gà, các loại cá, đá, kem… duy trì độ tươi ngon lâu dài và không bị mất chất dinh dưỡng. Thực phẩm bảo quản trong ngăn đông giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.

  • Nhiệt độ ngăn mát từ 0°C - 4°C

Ngăn mát giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon trong thời gian ngắn hạn. Dưới đây là nền nhiệt cài đặt thích hợp cho một số loại thực phẩm thông dụng:

 

Thực phẩm bảo quản

Nền nhiệt độ thích hợp

Các loại rau củ quả. Nên lưu trữ ở ở trên cùng với các tủ bảo ôn dạng nằm và dưới cùng với các tủ bảo ôn dạng đứng để tránh hơi lạnh phả trực tiếp gây đóng băng rau củ.

1°C - 4°C

Các loại thịt, cá cần bảo quản trong thời gian ngắn, từ 1 - 3 ngày. Chú ý bọc kín thực phẩm trước khi đưa vào tủ.

0°C

Các loại thực phẩm đã chế biến nhưng không ăn hết hoặc thực phẩm đã qua sơ chế. Nên bảo quản ở các ngăn giữa tủ với thời hạn sử dụng từ 1 - 3 ngày.

0°C

Các loại nước giải khát đồ uống cần bảo quản để tăng cường sự thơm ngon khi sử dụng.

1°C - 4°C

Trứng, phô mai cần bảo quản mát để lưu trữ lâu hơn

1°C - 4°C

3.3 Điều chỉnh nhiệt độ tủ đông thích hợp với số lượng thực phẩm bảo quản

Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ tủ đông theo số lượng thực phẩm cần bảo quản. Chẳng hạn như:

  • Bảo quản thực phẩm số lượng ít: Khi cần cấp đông thực phẩm hoàn toàn với số lượng ít, bạn có thể tùy chỉnh nhiệt độ từ -16°C - -18°C (tương đương với số 2 hoặc số 3). Mức nhiệt này sẽ duy trì trạng thái bảo quản thực phẩm tốt nhất và giúp người dùng tiết kiệm điện năng. Không nên cài đặt ở nhiệt độ cao hơn, vừa tốn điện lại hại máy, ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ, thực phẩm số lượng ít sẽ không mất quá nhiều thời gian để cấp đông.
  • Cấp đông thực phẩm số lượng lớn: Trong trường hợp cần bảo quản số lượng lớn thực phẩm, bạn nên cài đặt dải nhiệt độ trong khoảng từ -20°C - -25°C để cấp đông nhanh. Số MAX chỉ sử dụng khi cần cấp đông nhanh rất nhiều thực phẩm. Khi cần bảo quản thực phẩm số lượng lớn, nếu người dùng cài đặt nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến thực phẩm không được bảo quản đồng đều, dễ bị hư hỏng.

Điều chỉnh nhiệt độ tủ đông thích hợp với số lượng thực phẩm bảo quản

Nhiệt độ tủ đông là bao nhiêu còn tùy thuộc vào số lượng thực phẩm cần bảo quản

4. Một số lưu ý quan trọng khi điều chỉnh nhiệt độ tủ đông

Sau đây là một số lưu ý khi điều chỉnh nhiệt độ tủ đông, giúp người dùng vừa tiết kiệm, vừa giúp tăng tuổi thọ của tủ:

  • Tránh thay đổi nhiệt độ thường xuyên: Việc điều chỉnh nhiệt độ tủ đông liên tục có thể gây ra biến động nhiệt độ, dẫn đến cháy tủ hoặc hư hỏng tủ. Bạn hãy cài đặt nhiệt độ phù hợp và duy trì nhiệt độ đó trong một thời gian dài.
  • Không bảo quản quá ít hoặc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm: Việc bảo quản quá ít thực phẩm vừa làm giảm độ lạnh của tủ do diện tích tiếp xúc lớn, lại gây hao tốn điện bởi khả năng thoát nhiệt cao. Còn cố tình nhồi nhét quá nhiều thực phẩm sẽ cản trở sự luân chuyển của luồng khí lạnh, khiến thực phẩm không được cấp đông đều, dễ hư hỏng. Tốt nhất, nên bảo quản thực phẩm phù hợp với dung tích tủ.
  • Không điều chỉnh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp: Ở mức nhiệt bảo quản cao, thực phẩm không đủ lạnh sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công gây hư hỏng. Còn bảo quản ở nhiệt độ thấp vừa gây tốn điện năng, thực phẩm bị đông đá, úng nước cũng sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng.
  • Giảm nhiệt độ tủ khi mới bổ sung lượng lớn thực phẩm: Khi thêm một lượng lớn thực phẩm chưa đông lạnh, hãy cân nhắc giảm nhiệt độ khoảng 1 - 2 mức. Đến khi thực phẩm đã cấp đông đều, bạn điều chỉnh nhiệt độ trở lại bình thường.

 Một số lưu ý quan trọng khi điều chỉnh nhiệt độ tủ đông

Người dùng cần nắm được một số lưu ý quan trọng khi điều chỉnh nhiệt độ tủ đông

Trên đây là những thông tin Fushimavina thu thập, giải đáp các vấn đề xoay quanh thắc tủ đông nên để số mấy? Nếu bạn có nhu cầu mua tủ đông công nghiệp chính hãng vui lòng liên hệ theo số hotline 0983.325.784 để được tư vấn nhanh nhất!

Bài viết khác

MENU