Tìm hiểu 6 bộ phận chính trong cấu tạo tủ đông, nguyên lý làm lạnh

Nắm được cấu tạo tủ đông cùng nguyên lý làm lạnh sẽ giúp bạn sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn. Bài viết sau đây, Fushimavina sẽ gửi đến bạn cấu tạo chi tiết của tủ cấp đông với 6 bộ phận quan trọng cùng nguyên lý hoạt động của sản phẩm.

cấu tạo tủ đông

Bài viết tổng hợp danh sách 6 bộ phận chính cấu tạo nên tủ cấp đông

1. Danh sách 6 bộ phận chính trong cấu tạo tủ đông

Sau đây là 6 bộ phận chính cấu tạo tủ đông lạnh công nghiệp:

1.1 Block máy

Block máy hay còn được gọi là máy nén tủ đông, là bộ phận quan trọng nhất của tủ, được ví như “trái tim” của tủ cấp đông. Theo sơ đồ tủ đông, máy nén nằm phía sau và bên trên tủ. Bộ phận này đảm nhận chức năng chính là nén khí gas lạnh ở áp suất cao rồi chuyển khí làm lạnh này sang thể lỏng. Quá trình nén khí của máy nén sẽ sinh ra nhiệt lượng, thông qua dàn nóng, lượng nhiệt này sẽ được tỏa ra ngoài môi trường.

Block máy

Block máy là bộ phận quan trọng nhất của tủ

Hoạt động của máy nén như sau: Hút các môi chất lạnh được tạo ra ở dàn hơi đồng, duy trì áp suất cần cho sự bay hơi ở dải nhiệt độ thấp. Tiếp theo, block máy sẽ thực hiện nhiệm cụ nén môi chất lạnh từ dạng khí chuyển sang dạng lỏng. Quá trình này sẽ sinh nhiệt và đẩy trực tiếp bào trong dàn ngưng để làm lạnh, nhiệt nóng sinh ra được tỏa ra ngoài môi trường.

1.2 Dàn nóng

Dàn nóng trong cấu tạo tủ đông đảm nhận nhiệm vụ xả nhiệt cho khí gas hóa lỏng ngay khi vừa trải qua quá trình nén áp suất cao ở máy nén. Gas lạnh hóa lỏng sẽ di chuyển từ máy nén khí qua dàn nóng để giảm nhiệt rồi mới được đưa vào dàn lạnh thông qua van tiết lưu.

Dàn nóng

Dàn nóng đảm nhận nhiệm vụ xả nhiệt cho khí gas hóa lỏng

Cách thức hoạt động: Gas lạnh sau khi hóa lỏng từ máy nén sẽ sản sinh nhiệt lượng, dàn nóng sẽ hấp thu nhiệt lượng này bằng các thanh tản nhiệt và đào thải chúng ra ngoài môi trường. Nhiệt độ gas hóa lỏng sẽ giảm dần về mức nhiệt độ bình thường của môi trường.

1.3 Dàn lạnh tủ đông

Chức năng chính của dàn lạnh trong cấu tạo của tủ đông là làm bay hơi gas lạnh và hỗ trợ làm lạnh không gian bảo quản thực phẩm bên trong tủ. Cách hoạt động của dàn lạnh như sau:

  • Gas lạnh sau khi được hóa lỏng ở dàn nóng, thông qua van tiết lưu để di chuyển sang dàn lạnh và bay hơi nhanh tại đây.
  • Trong suốt quá trình bay hơi, gas lạnh sẽ hấp thụ nhiệt giúp không gian bảo quản thực phẩm bên trong tủ được làm lạnh.

Dàn lạnh tủ đông làm bay hơi gas lạnh

Dàn lạnh tủ đông làm bay hơi gas lạnh

 

1.4 Gas lạnh

Gas lạnh chính là môi chất tuần hoàn trong hệ thống làm lạnh, đảm nhiệm chức năng điều hòa, luân chuyển nhiệt độ từ phạm vi này tới phạm vi khác. Khi nhiệt độ bị bay hơi trong môi trường áp suất thấp, gas lạnh sẽ hấp thụ nhiệt. Sau khi khí gas được hóa lỏng ở môi trường áp suất cao sẽ tỏa nhiệt. Gas lạnh tác động trực tiếp tới hiệu suất hoạt động của tủ, là bộ phận quan trọng trong cấu tạo tủ đông.

1.5 Hệ thống cách nhiệt của tủ đông

Hệ thống cách nhiệt của tủ cấp đông chính là vỏ tủ và lớp cách nhiệt polyurethane hiện đại giúp tủ hạn chế thất thoát nhiệt tối đa, hoạt động ổn định:

  • Lớp bảo ôn cách nhiệt: Các loại tủ truyền thống thường sử dụng lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh, tuy nhiên lớp bảo ôn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng nên hiện không còn được sử dụng phổ biến. Các tủ cấp đông công nghiệp hiện đại đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Fushimavina hiện đang ưu tiên sử dụng lớp cách nhiệt polyurethane hiện đại, an toàn, giữ nhiệt tốt.
  • Vỏ tủ và cửa tủ: Vỏ tủ và cửa tủ thường được làm từ các chất liệu cao cấp như inox, nhựa ABS… tích hợp lớp bảo ôn ở giữa giúp hạn chế sự trao đổi nhiệt bên trong tủ với môi trường bên ngoài. Cửa tủ còn được trang bị thêm hệ thống gioăng cách nhiệt, hạn chế thoát nhiệt tối đa.

Hệ thống cách nhiệt giúp tủ hạn chế thất thoát nhiệt tối đa

Hệ thống cách nhiệt giúp tủ hạn chế thất thoát nhiệt tối đa

1.6 Các thiết bị đi kèm khác

Ngoài các bộ phận chính kể trê, cấu tạo tủ đông còn bao gồm một số tiện ích đi kèm như:

  • Bảng mạch điều khiển điện tử: Giúp người dùng dễ dàng thao tác, cài đặt nhiệt độ bên trong tủ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Lỗ thoát nước: Là tiện ích quan trọng của tủ đông, giúp thoát nước cho quá trình xả đá, vệ sinh tủ, hỗ trợ người dùng vệ sinh nhanh chóng, dễ dàng.
  • Bánh xe di chuyển: Hệ thống bánh xe di chuyển có chốt chặn an toàn giúp người dùng dễ dàng di chuyển tủ đến vị trí thích hợp, tiện lợi.

2. Nguyên lý làm lạnh của tủ đông

Theo sơ đồ nguyên lý tủ cấp đông, quá trình làm lạnh của tủ sẽ trải qua 4 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1: Sau khi nhận tín hiệu, tủ sẽ sử dụng hơi nước khô để hấp thụ nhiệt. Tiếp theo, block máy sẽ thực hiện nhiệm vụ nén khí làm lạnh giúp áp suất và nhiệt độ của dung môi làm lạnh tăng cao.
  • Giai đoạn 2: Dàn nóng sẽ hấp thụ nhiệt do áp suất tạo ra và đào thải chúng ra ngoài môi trường. Khi khí gas hóa lỏng nguội bớt sẽ ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và chảy qua van tiết lưu đi đến dàn lạnh.
  • Giai đoạn 3: Sau khi đến dàn lạnh, các chất lỏng này sẽ khiến khí lạnh di chuyển từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất thấp. Sau đó, chúng sẽ nở ra và bay hơi tương đối và đồng thời bắt đầu quá trình hấp thụ nhiệt lạnh.
  • Giai đoạn 4: Khi dàn lạnh bay hơi tương đối sẽ cho phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt và làm lạnh không gian bảo quản bên trong tủ. Chu kỳ này sẽ được lặp đi lặp lại liên tục.

Nguyên lý làm lạnh của tủ đông

Nguyên lý làm lạnh của tủ đông sẽ trải qua 4 giai đoạn

>>> XEM THÊM: tủ đông gió là gì? Cấu tạo và mô hình phù hợp!

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin chi tiết về cấu tạo tủ đông và nguyên lý làm lạnh của thiết bị chuyên dụng này. Mong rằng qua đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp thêm!

Bài viết khác

MENU