Tổng hợp 7 bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm và cách khắc phục nhanh chóng
Những bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm như: Cơm lâu chín, thanh nhiệt bị cháy, đánh lửa không đều, có mùi gas, gioăng cao su bị hở, đường dẫn nước rò rỉ… gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của bạn. Tham khảo ngay bài viết sau đây, Fushimavina sẽ chỉ ra 7 lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm và cách giúp bạn khắc phục nhanh chóng.
Tìm hiểu 7 lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp
1. Top 7 bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm
Tương tự như các thiết bị bếp công nghiệp khác, tủ nấu cơm trong quá trình hoạt động có thể phát sinh các lỗi không mong muốn, gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Dưới đây là tổng hợp những bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm và cách khắc phục nhanh:
1.1 Nấu cơm lâu chín
Thông thường, bạn chỉ mất từ 45 phút đến 60 phút là có thể hấp chín 1 mẻ cơm thơm ngon cho cả trăm người ăn với tủ hấp cơm chuyên nghiệp. Nếu một ngày, bạn thấy thời gian như trước nhưng cơm lại chưa chín thì khả năng, tủ nấu cơm của bạn đã bị:
- Cặn vôi sẽ bị bám vào thành tủ: Nguồn nước dùng cấp cho tủ cơm có chứa quá nhiều tạp chất Canxi và Mangie, mà sau mỗi lần nấu cơm người dùng không xử lý, vệ sinh đúng cách. Sau nhiều lần như vậy, cặn vôi sẽ bị bám vào thành tủ, dẫn đến tuổi thọ của tủ nấu cơm suy giảm nhanh chóng, làm cơm lâu chín hay khó chín. Hãy kiểm tra lại hiện trạng thành tủ và thực hiện vệ sinh sạch sẽ các mảng bám xung quanh.
- Thanh nhiệt tủ bị hỏng: Thanh nhiệt giúp nước nhanh sôi, hấp chín cơm nhanh chóng. Nếu cơm lâu chín, có thể thanh nhiệt đã bị hỏng. Hãy kiểm tra ngay hoạt động của các thanh nhiệt, thay mới linh kiện bị hỏng để đảm bảo chất lượng nhiệt truyền cho tủ cơm công nghiệp khi hoạt động.
Bạn chỉ mất từ 45 phút đến 60 phút là có thể hấp chín 1 mẻ cơm thơm ngon phục vụ hàng trăm người ăn
1.2 Tủ bị cháy thanh nhiệt
Lượng nước cung cấp cho tủ cơm quá ít, không đủ định mức quy định, nước cạn sẽ làm cháy thanh nhiệt. Khi tình trạng này lặp lại quá nhiều lần sẽ làm hỏng tủ cơm. Tủ nấu cơm điện hay tủ nấu cơm gas đều có thể gặp phải lỗi này. Bởi vậy, bạn hãy để ý kiểm tra hiện trạng tủ thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố cháy thanh nhiệt. Việc này còn giúp tránh tình trạng dò điện gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Kiểm tra hiện trạng tủ thường xuyên,kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố cháy thanh nhiệt
1.3 Cánh quạt tủ nấu cơm không chạy
Bệnh cánh quạt tủ nấu cơm không chạy có thể do sau một thời gian dài không dùng tủ nấu cơm khiến cho trục cánh quạt và dây điện bên trong bị oxi hóa, han rỉ, gây hỏng hóc khi bạn sử dụng lại. Cánh quạt không chạy cũng có thể do hơi nước ngấm quá nhiều vào bên trong quạt hoặc do cánh quạt đã bị khô dầu. Kiểm tra hiện trạng cánh quạt, tra thêm dầu, nếu vẫn không hoạt động thì cần phải thay mới.
1.4 Bị thoát hơi nhiệt trong quá trình nấu
Sau một thời gian dài tủ nấu cơm hoạt động trong nền nhiệt cao sẽ khiến cho gioăng cao su bị giãn, rách, hở khiến cho tủ bị thoát hơi nhiệt trong quá trình nấu. Hoặc có thể do bạn đóng, mở cửa tủ quá mạnh khiến gioăng cao su bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Trường hợp này có thể sử dụng keo để gắn gioăng về lại vị trí cũ hoặc thay thế bằng gioăng mới.
Gioăng cao su có thể bị giãn, rách, hở khiến cho tủ bị thoát hơi nhiệt trong quá trình nấu
1.5 Tủ có mùi gas hoặc pét đốt không ra lửa
“Bệnh” ở tủ nấu cơm gas hoặc tủ gas điện này có thể do bụi bám dày vào điểm tiếp xúc giữa đánh lửa và ống gas gây tắc nghẽn, xuất hiện mùi và không thể đánh lửa. Với trường hợp này, bạn hãy tiến hành vệ sinh pép đốt kỹ càng bằng giấy nhám. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra hiện trạng đường dẫn gas và thay thế nếu chúng đã hỏng hoặc quá cũ.
1.6 Van đánh lửa magneto bị hỏng
Đánh lửa quá nhiều hoặc dùng tay bẩn để bật bếp mà không vệ sinh lại trong quá trình sử dụng có thể khiến cho van đánh lửa magneto của tủ cơm bị hỏng. Trường hợp này cần phải thay mới, hãy nhờ đến thợ sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo làm đúng quy trình và an toàn.
Đánh lửa quá nhiều và mạnh tay có thể khiến cho van đánh lửa magneto của tủ cơm bị hỏng
1.7 Lửa bị yếu và không đều
Tủ nấu cơm dùng gas hoặc điện hay tủ nấu cơm gas hoạt động lâu ngày xảy ra tình trạng lửa bị yếu và không đều, nguyên nhân chủ yếu do chất bẩn bám vào bộ đốt quá nhiều hay dầu đốt đã quá cũ. Với bệnh này, bạn cần tiến hành vệ sinh bộ đốt thật kỹ, hoặc mua dầu mới để thay thế.
2. Mẹo hay giúp tủ nấu cơm công nghiệp tăng tuổi thọ
- Tủ nấu cơm công nghiệp không được thiết kế kín hoàn toàn giống như nồi áp suất. Phía sau tủ sẽ có lỗ xả khí để thoát bớt hơi nước trong quá trình nấu chín cơm. Tuyệt đối không được làm tắc nghẽn lỗ xả khí này, kiểm tra tình trạng của nó thường xuyên
- Sau khi nấu chín cơm nên đợi khoảng 5 – 10 phút cho nhiệt độ hạ xuống bớt, chờ cho hơi nước trong tủ xả hết ra ngoài mới được mở hết cửa. Như vậy vừa an toàn cho người sử dụng lại không làm hư tủ nấu cơm.
- Chú ý trước khi lấy cơm ra khỏi tủ cần phải tắt nguồn điện, không được đứng ngay phía cửa mở tủ, tránh hơi trong tủ bốc ra khiến bạn bị bỏng. n
- Hãy dùng muỗng nhựa hoặc gỗ để xới cơm từ trong tủ ra. Động tác nhẹ nhàng, không được cọ mạnh sẽ làm trầy xước phần chống dính bên trong lòng khay cơm.
- Hãy vệ sinh tủ nấu cơm hàng ngày, sau mỗi lần nấu để đảm bảo an toàn vệ sinh và nâng cao tuổi thọ của sản phẩm. Trước khi vệ sinh thì cần chú ý đến việc ngắt nguồn cấp nhiên liệu.
- Có những lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm mà bạn có thể tự khắc phục được. Tuy nhiên, có những “bệnh” nghiêm trọng hơn cần đến nhân viên kỹ thuật mới có thể xử lý ổn, hạn chế tối đo sự cố hỏng hóc gây mất an toàn lao động.
Phía sau tủ sẽ có lỗ xả khí để thoát bớt hơi nước trong quá trình nấu chín cơm, không làm tắc nghẽn các lỗ này
3. Cách bảo quản tủ nấu cơm
Dưới đây là một số mẹo hay giúp bạn tránh gặp phải những bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm:
- Tủ nấu cơm sau khi sử dụng xong cần phải vệ sinh sạch sẽ, thu dọn sạch những hạt cơm còn rớt bên trong tủ để tránh gây rỉ sét. Cơm để lâu trong tủ không dọn có thể bị ôi thiu gây mất vệ sinh trong quá trình sử dụng tủ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phía bên ngoài và trong tủ cần được lau dọn sạch sẽ, để tránh bị rỉ sét và nhìn hợp vệ sinh hơn, gia tăng tính chuyên nghiệp cho mô hình kinh doanh của bạn.
- Vị trí đặt tủ nấu cơm phải là nơi khô thoáng, sạch sẽ, rộng rãi, tránh những nơi có độ ẩm cao.
- Duy trì lịch bảo trì, bảo dưỡng tủ nấu cơm thường xuyên để kịp thời khắc phục các sự cố liên quan đến tủ, từ đó giúp cho tủ hoạt động ổn định và mang lại giá trị kinh tế tốt nhất cho bạn.
Trên đây là một số mẹo hay giúp bạn tránh gặp phải những bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm
Tóm lại, bài viết trên đây Fushimavina đã tổng hợp cho bạn đọc những bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm. Chúc bạn sử dụng tủ cơm lâu dài và bền bỉ. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!
Bài viết khác
- [Top 4] Loại Tủ Trữ Sữa Mẹ Và Kinh Nghiệm Mua Từ Fushimavina
- Nhiệt độ tủ đông là bao nhiêu thì phù hợp để bảo quản thực phẩm hiệu quả?
- Tìm hiểu 3 tiêu chí, cách quản lý chất lượng nước đá tốt nhất hiện nay
- Những lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong Tủ đông lạnh
- Máy làm đá viên Naixer - nguồn đá tinh khiết cho ngành pha chế
- Nên chọn tủ cơm công nghiệp chạy bằng gas hay điện?
- Cách lựa chọn tủ nấu cơm phù hợp và chất lượng
- Tủ nấu cơm công nghiệp dùng dùng gas
- Tổng quan về Tủ nấu cơm công nghiệp
- Tủ nấu cơm công nghiệp - Cách lựa chọn thích hợp với mọi đối tượng
- Địa chỉ mua tủ cơm công nghiệp uy tín, giá rẻ nhất Hồ Chí Minh
- Thông tin tủ nấu cơm phù hợp và chất lượng
- Cách chọn tủ nấu cơm phù hợp với Quán ăn
- Tủ cơm dùng gas 24 khay tại T.p Hồ Chí Minh