Nên mua tủ lạnh hay tủ đông bảo quản thực phẩm? Lưu ý lựa chọn
Lựa chọn tủ lạnh hay tủ đông bảo quản thực phẩm sẽ tốt hơn? Câu trả lời còn tùy thuộc vào nhu cầu, loại thực phẩm cần bảo quản để bạn có lựa chọn phù hợp. Cả hai loại tủ này đều có chức năng bảo quản thực phẩm tương tự nhau. Trong bài viết sau đây, Fushimavina sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa tủ lạnh và tủ đông để từ đó giúp bạn có căn cứ lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Phân biệt sự khác nhau giữa tủ lạnh và tủ đông giúp bạn có lựa chọn phù hợp
1. Sự khác biệt giữa tủ lạnh và tủ đông bảo quản thực phẩm
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của tủ đông lạnh công nghiệp và tủ lạnh là giống nhau, tuy nhiên, 2 sản phẩm này vẫn tồn tại một số điểm khác biệt, có thể phân định như sau:
Tiêu chí so sánh | Tủ đông | Tủ lạnh |
Thực phẩm bảo quản | Các loại thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến, cần cấp đông nhanh như hải sản, thịt, cá… | Bảo quản đồ tươi, sống, rau, quả, đồ ăn chín không dùng hết. |
Đối tượng sử dụng | Các mô hình kinh doanh, nhà hàng, quán ăn cần trữ đông lượng thực phẩm lớn | Dùng trong gia đình |
Dung tích | 90 - 1800 lít | 50 - 450 lít |
Số lượng thực phẩm bảo quản | Bảo quản số lượng lớn thực phẩm cho nhiều khách hàng sử dụng. | Chỉ bảo quản được một lượng nhỏ thực phẩm, dùng đủ cho các thành viên trong gia đình. |
Thời gian làm lạnh | Làm lạnh nhanh từ 0,5 - 3h | 3 - 6 tiếng |
Thiết kế | Dáng đứng hoặc dáng nằm, tủ có thể chuyên cấp đông hoặc chia ngăn đông, ngăn mát. | Dáng đứng với nhiều kích thước khác nhau. |
Công suất | Cao, từ 180W - 1150W | Thấp, từ 72W - 300W |
Chất liệu | Inox cao cấp hoặc nhựa tổng hợp | PU, thép, kim loại sơn tĩnh điện |
Như vậy, nên mua tủ lạnh hay tủ đông bảo quản thực phẩm còn căn cứ vào nhu cầu sử dụng, loại thực phẩm cần bảo quản, sử dụng cho kinh doanh hay gia đình… nếu bạn chỉ có nhu cầu bảo quản thực phẩm số lượng nhỏ, dùng hàng ngày thì nên mua tủ lạnh. Còn nếu bạn sử dụng tủ để cấp đông thực phẩm tươi, chưa qua chế biến với số lượng lớn thì nên mua tủ cấp đông chuyên dụng.
Nên mua tủ lạnh hay tủ đông còn tùy thuộc vào nhu cầu bảo quản của bạn
2. Trữ thực phẩm trong tủ đông có an toàn không?
Tủ cấp đông có thể giữ đông nhiều loại thực phẩm khác nhau, duy trì nền nhiệt liên tục và ổn định ở mức -17 °C - -18 °C. Ở dải nhiệt độ này, vi khuẩn bị ức chế, không thể sinh sôi, phát triển, gây biến đổi hoặc hỏng thực phẩm.
Tuy thực phẩm có thể bảo quản lâu trong tủ đông nhưng chất lượng cũng sẽ bị giảm dần theo thời gian. Kết cấu, các chất dinh dưỡng, hương vị của thực phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn hãy chú ý hạn sử dụng của thực phẩm in trên bao bì và hạn chế trữ đồ quá lâu trong tủ.
Ngoài ra, sau khi rã đông thực phẩm, bạn hãy chế biến chúng ngay để đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất. Tuyệt đối không nên để đông lạnh thực phẩm trở lại khi đã trải qua quá trình rã đông.
Trữ thực phẩm trong tủ đông ở dải nhiệt độ -17 °C - -18 °C sẽ đảm bảo an toàn
3. Lưu ý quan trọng khi sử dụng tủ đông bảo quản thực phẩm
Nắm được một số lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng tủ đông bảo quản thực hiệu quả, giữ nguyên giá trị tươi ngon lâu dài:
3.1 Cẩn trọng khi bảo quản một số thực phẩm đặc biệt
Tủ đông có thể bảo quản gần như tất cả các loại thực phẩm, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như: trứng, nước sốt, mayonnaise, thịt gia cầm, nếu không biết trữ đông ở giải nhiệt độ thích hợp thì chúng sẽ rất khó duy trì chất lượng tốt. Phương án hợp lý nhất là bạn nên bảo quản chúng trong tủ lạnh với nhiệt độ vừa phải. bên cạnh đó, hãy cân nhắc kỹ trước khi bảo quản đông một số thực phẩm sau đây:
- Khoai tây: Thực phẩm này có hàm lượng nước rất cao, bởi vậy, các tinh thể băng sẽ hình thành khi bạn bảo quản khoai tây trong tủ đông. Vì thế, sau khi rã đông, khoai tây rất có thể sẽ bị nhũn.
- Sữa chua: Bảo quản sữa chua trong tủ đông sẽ khiến cho kết cấu của nó bị phá vỡ, mất đi độ kết dính ban đầu.
- Phô mai: Phô mai khi bị đông cứng, kết cấu mềm mịn sẽ bị phá vỡ, sau khi rã đông chúng sẽ bị xốp và bở.
- Trứng: Cấp đông trứng khiến chất lỏng bên trong bị cứng lại, giãn nở và gây vỡ lớp vỏ bên ngoài.
- Trái cây và rau xanh: Các thực phẩm này thường chứa hàm lượng nước cao nên sẽ đông đá khi bảo quản trong tủ đông, ảnh hưởng tới kết cấu bên trong, việc giã đông sẽ rất phức tạp.
- Rau thơm, salad: Chúng sẽ bị mất hết mùi vị, héo úa và trở lên mềm nhũn khi bị cấp đông.
- Sữa tươi: Sữa tươi đông lạnh sẽ bị đóng cục lổn nhổn sau khi giã đông, vì vậy việc làm đông đá không phải là ý tưởng tốt nếu đó là sữa uống trực tiếp.
Trên đây là một số thực phẩm nên cân nhắc trước khi cấp đông
3.2 Bọc kín thực phẩm trước khi trữ đông
Bao bì thực phẩm thường có tác dụng giúp duy trì chất lượng và hạn chế sự biến đổi về mùi vị, màu sắc. Còn màng bọc thực phẩm sẽ thấm dần không khí vào thực phẩm khiến tình trạng bảo quản không được duy trì tốt như ban đầu. Nếu bạn muốn lưu trữ thực phẩm lâu dài, nên sử dụng các loại túi hút chân không để loại bỏ hoàn toàn hơi ẩm, không khí tiếp xúc với thực phẩm trong suốt thời gian lưu trữ.
3.3 Chú ý về thời gian lưu trữ
Khi tủ đông được duy trì nền nhiệt bảo quản ở -17 °C hoặc thấp hơn thì khoảng thời gian bảo quản thực phẩm an toàn, tránh khỏi vi khuẩn xâm hại dường như là vô hạn. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất vẫn là xác định khoảng thời gian bảo quản mà thực phẩm có thể giữ được chất lượng tốt nhất.
Bạn có thể xác định chất lượng của thực phẩm sau khi rã đông xem có còn giữ được độ tươi ngon không. Đầu tiên, hãy kiểm tra mùi, một số thực phẩm đông lạnh quá lâu sẽ gây ra mùi khó chịu và cần phải loại bỏ. Hay một số loại không giữ được màu sắc trọn vẹn hoặc xuất hiện các đốm da nâu hoặc xám là biểu hiện của việc thực phẩm đã bị xuống cấp, không còn giữ được chất lượng như ban đầu.
Xác định chất lượng của thực phẩm sau khi rã đông trước khi chế biến
3.4 Kiểm tra tủ đông thường xuyên trong quá trình sử dụng
Không mở tủ đông thường xuyên trong quá trình sử dụng. Thường xuyên kiểm tra tình trạng các gioăng cánh xung quanh để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt, không bị thất thoát hơi lạnh trong quá trình sử dụng. Dùng nhiệt kế để trong tủ đông để kiểm tra nhiệt độ của tủ thường xuyên, đảm bảo mọi thứ vận hành ổn định. Việc thất thoát hơi lạnh vừa gây hao tốn điện năng lại khiến chất lượng thực phẩm bị ảnh hưởng.
3.5 Chú ý khi rã đông thực phẩm
Có 3 cách giúp bạn rã đông thực phẩm được đánh giá an toàn nhất là: Dùng lò vi sóng, để trong tủ lạnh hoặc dùng nước lạnh. Tốt nhất là bạn nên lập sẵn kế hoạch từ trước và để thực phẩm cấp đông tan chậm một cách an toàn trong tủ lạnh.
Trường hợp bạn muốn rã đông nhanh hơn cần cho thực phẩm vào túi nhựa kín rồi nhúng nó vào nước lạnh. 30 phút kiểm tra nước một lần, thay nước thường xuyên để đảm bảo nó duy trì nhiệt độ lạnh đều giúp rã đông thực phẩm. Còn nếu dùng lò vi sóng để rã đông, bạn cần chế biến thực phẩm ngay lập tức bởi có thể một số khu vực của thực phẩm sẽ bị chín sau quá trình rã đông bằng lò vi sóng.
Để thực phẩm cấp đông tan chậm trong tủ lạnh là cách rã đông an toàn nhất
3.6 Lưu ý khi cấp đông thực phẩm trở lại
Chỉ khi rã đông thực phẩm trong tủ lạnh mới đảm bảo điều kiện an toàn để cấp đông chúng trở lại mà không cần chế biến. Tuy nhiên, việc này có thể gây suy giảm chất lượng của thực phẩm bởi độ ẩm bị mất đi. Tuyệt đối không cấp đông lại bất cứ loại thực phẩm nào khi rã đông bên ngoài tủ lạnh quá 2 tiếng, nhiệt độ trên 32 °C.
Tóm lại, bài viết trên đây Fushimavina đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin quan trọng về tủ đông bảo quản thực phẩm. Chúc bạn sẽ sớm lựa chọn được sản phẩm phù hợp với các tiêu chí đề ra. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm tủ đông lạnh chuyên dụng.
Bài viết khác
- Mách bạn 6 cách sửa tủ lạnh ngăn dưới không lạnh nhanh & đơn giản
- Tổng hợp 3 nguyên nhân tủ đông đèn xanh không sáng và cách khắc phục
- Gợi ý 8 thương hiệu tủ đông tiết kiệm điện được ưa chuộng nhất 2024
- Tìm hiểu 6 bộ phận chính trong cấu tạo tủ đông, nguyên lý làm lạnh
- Tủ cấp đông gió: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu điểm
- Công nghệ ngăn đông mềm là gì? Đánh giá ưu nhược điểm
- Tìm hiểu kích thước tủ đông thông dụng trên thị trường hiện nay
- Tủ đông dàn lạnh bằng đồng hay bằng nhôm tốt hơn? So sánh chi tiết