Tiết lộ quy trình 7 bước lắp đặt máy làm đá và bảo quản máy đúng cách

Các bước lắp đặt máy làm đá gồm việc lựa chọn vị trí lắp đặt, tiến hành lắp đặt, kết nối nguồn nước sạch và nguồn điện, chạy thử máy và vệ sinh cũng như bảo quản thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách làm cụ thể cũng những lưu ý mà bạn cần biết khi lắp đặt thiết bị này!

1. Quy trình 7 bước lắp đặt máy làm đá viên đúng cách

Sau đây là 7 bước trong quy trình thực hiện việc lắp đặt một chiếc máy làm đá viên:

1.1 Chuẩn bị vị trí lắp đặt

Đầu tiên chúng ta cần chọn vị trí bằng phẳng, chắc chắn, có khả năng chịu tải tốt. Vị trí lắp đặt cần thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt.

Đảm bảo có đủ khoảng trống xung quanh máy để lấy gió và thoát nhiệt và cần có nguồn điện và nguồn nước cấp gần vị trí lắp đặt.

xác định vị trí lắp đặt máy làm đá

Đầu tiên chúng ta cần chọn vị trí bằng phẳng, chắc chắn

1.2 Tiến hành lắp đặt máy

Đặt máy làm đá lên vị trí đã chuẩn bị, sử dụng cân thủy bình để điều chỉnh máy cho cân bằng. Tiếp đến cố định máy bằng các bulông hoặc giá đỡ đi kèm.

1.3 Kết nối nguồn nước

Kết nối đường ống nước cấp vào máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên sử dụng dây cấp nước chất lượng tốt và đảm bảo các mối nối được siết chặt. Kiểm tra bằng cách mở van nước cấp và kiểm tra xem có rò rỉ nước hay không.

XEM THÊM: những dòng máy làm đá cây mini trên thị trường!

1.4 Kết nối nguồn điện

Cắm phích cắm của máy vào ổ cắm điện đảm bảo ổ cắm điện có đủ công suất cho máy. Nên sử dụng ổ cắm điện riêng cho máy đá để tránh hiện tượng quá tải.

Nếu mô hình kinh doanh có nguồn điện yếu thì nên sử dụng thêm các thiết bị như ổn áp, lioa để đảm bảo nguồn điện trong quá trình sử dụng máy làm đá, nhất là đối với các dòng máy đá công suất lớn như máy làm đá viên 500kg trở lên.

kết nối nguồn điện lắp đặt máy làm đá

Cắm phích cắm của máy vào ổ cắm điện

1.5 Kiểm tra hoạt động của máy

Bật nguồn điện và khởi động máy, kiểm tra xem máy có hoạt động bình thường hay không và máy có tạo đá đúng cách hay không.

1.6 Vệ sinh máy

Vệ sinh máy trước khi sử dụng lần đầu tiên. Đồng thời vệ sinh máy định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

1.7 Bảo quản máy đá

Tắt nguồn điện và rút phích cắm khi không sử dụng máy trong thời gian dài. Che chắn máy khỏi bụi bẩn và côn trùng, đặc biệt cần bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát.

quy trình lắp đặt máy làm đá

Tắt nguồn điện và rút phích cắm khi không sử dụng máy

2. Chi phí lắp đặt máy làm đá viên trên thị trường hiện nay

Chi phí lắp đặt máy làm đá viên phụ thuộc vào các chi phí mà người mua cần chuẩn bị để lắp đặt hoàn chỉnh thiết bị như đường dây dẫn điện, nguồn cấp nước, thiết bị nuôi nguồn điện. Đồng thời cần chuẩn bị sẵn các loại dụng cụ cần thiết như cờ lê, kéo, tua vít… để thực hiện việc lắp đặt.

Nhìn chung, các chi phí xoay quanh việc lắp đặt một chiếc máy làm đá là một khoản chi phí không đáng kể, việc quan trọng khi đầu tư máy làm đá viên là bạn tìm được một đơn vị cung cấp máy đá uy tín, chất lượng cùng chế độ hỗ trợ trước, trong (bao gồm cả việc lắp đặt) và sau bán hàng.

chi phí lắp đặt máy làm đá viên

Cần chuẩn bị sẵn các loại dụng cụ cần thiết phục vụ lắp đặt

3. Những lưu ý khi lắp đặt máy làm đá viên

Sau đây là một số lưu ý bạn cần biết khi lắp đặt máy làm đá viên như sau:

  • Tiến hành lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo máy đá được lắp đặt đúng cách, vận hành bền bỉ
  • Đặt máy ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng, nên đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời nhất là các dòng máy làm đá công suất lớn cần đặt ở nơi có diện tích phù hợp.
  • Nên chạy máy ngay sau khi được lắp đặt để kịp thời phát hiện các vấn đề của thiết bị.
  • Đặt máy đá cách tường khoảng 20 - 30cm để tránh hiện tượng ẩm thấp, đổ mồ hôi gây hại cho tuổi thọ của thiết bị.

những lưu ý khi lắp đặt máy làm đá

Đặt máy đá cách tường khoảng 20 - 30cm

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi thu thập được về chủ đề lắp đặt máy làm đá, chi phí cũng như những lưu ý khi lắp đặt. Hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức bổ ích.

 

Bài viết khác

MENU