Inox 201 và 304 loại nào tốt hơn? So sánh, cách phân biệt, ứng dụng
Inox 201 và 304 đều là hai loại thép không gỉ được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nếu chỉ bằng mắt thường sẽ rất khó phân biệt được hai loại inox này. Vậy inox 201 và 304 loại nào tốt hơn? Làm thế nào để phân biệt được hai loại này? Cùng giải đáp chi tiết các thắc mắc trong bài viết sau đây nhé!
1. Inox 201 và 304 loại nào tốt hơn?
Inox 304 được nhận định có tính chất ổn định và độ bền cao hơn, chống ăn mòn tốt hơn so với inox 201. Cụ thể:
- Inox 304: Là loại thép không gỉ trong thành phần có chứa 18% crom, 8% nickel và 1% Mangan với tính chất chống ăn mòn và chống han gỉ gần như là tuyệt đối.
- Inox 201: Là loại thép không gỉ trong thành phần có chứa 16-18% crom, 3.5-5.5% nickel và 7.1% Mangan
Như vậy, trong thành phần của Inox 304 có hàm lượng Crom và Niken cao hơn hẳn so với Inox 201 nên sẽ có độ bền và khả năng chống ăn mòn tốt hơn. Chính sự khác biệt về thành phần và đặc tính, dẫn tới sự khác biệt về ứng dụng của hai loại inox này trong đời sống.
Inox 304 được nhận định có tính chất ổn định và độ bền cao hơn inox 201
2. Bảng so sánh inox 201 và 304
Dưới đây là bảng so sánh tổng quan về khả năng chống ăn mòn, màu sắc bề mặt, chênh lệch giá thành, độ bền, khả năng chống han gỉ của inox 201 và 304, mời bạn tham khảo:
Tiêu chí so sánh | Inox 201 | Inox 304 |
Khả năng chống ăn mòn | Thấp hơn Do thành phần Chrome và Niken trong inox 201 thấp hơn khoảng 2% so với inox 304 nên khả năng chống ăn mòn thấp hơn | Cao hơn Inox 304 trong thành phần có nhiều Crom và Lưu huỳnh nên khả năng chống gỉ và chống ăn mòn được đánh giá cao hơn hẳn. |
Màu sắc bề mặt | Bề mặt tối hơn | Bề mặt sáng hơn |
Độ dẻo | Cao | Cao |
Độ cứng | Thấp hơn | Cao hơn |
Độ bóng | Thấp hơn | Cao hơn |
Khả năng dẫn nhiệt | Kém hơn | Tốt hơn |
Tính hàn | Tốt | Tốt |
Giá thành | Thấp hơn | Cao hơn |
Thông qua bảng so sánh trên đây chúng ta có thể kết luận inox 304 tốt hơn rất nhiều so với inox 201. Khả năng chống ăn mòn của inox 304 được đánh giá tốt hơn nhiều, nhất là trong môi trường có hàm lượng muối cao. Bên cạnh đó, inox 304 còn có hàm lượng crom, niken lớn hơn nên dẫn nhiệt tốt hơn nhiều so với inox 201. Vì vậy, inox 304 thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi độ bền cao. Còn inox 201 thích hợp sử dụng trong các môi trường axit yếu hoặc trung bình.
Inox 304 thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi độ bền cao
3. Hướng dẫn 4 cách giúp phân biệt inox 201 và 304
Có thể phân biệt inox 201 và 304 bằng mắt thường được không? Rất khó để phân biệt 2 loại inox không gỉ này bằng mắt thường, nhất là các sản phẩm đã qua gia công và xử lý thường có bề mặt ngoài giống nhau thì việc nhận biết chất liệu bằng mắt thường dường như là không chính xác. Dưới đây là 4 cách phân biệt 2 loại inox này bạn có thể tham khảo:
3.1 Phân biệt bằng mắt thường
Thông thường, inox 304 có độ bóng cao hơn so với inox 201 và màu sắc của inox 304 thường thiên về màu bạc còn inox 201 là thiên hướng màu vàng. Tuy nhiên, khi hai vật liệu đã qua gia công, sản xuất, người ta thường xử lý bề mặt để có vẻ ngoài gần như là giống nhau hoàn toàn nên cách phân biệt inox 201 và 304 bằng mắt thường dường như là không khả thi.
Cách phân biệt inox 201 và 304 bằng mắt thường dường như không khả thi
3.2 Dùng nam châm
Thông qua tính chất từ của hai loại inox này có thể giúp người dùng phân biệt được đâu là inox 201 và đâu là inox 304. Theo đó, chúng ta có thể sử dụng một cục nam châm và đưa tới gần các mẫu inox này, sự khác biệt sẽ được thể hiện qua lực hút. Cụ thể:
- Khi nam châm đến gần inox 304: Lực hút của nam châm sẽ rất yếu hoặc cảm nhận nó không hút một chút nào.
- Khi nam châm đến gần inox 201: Lực hút sẽ rất mạnh, dường như khó để tách ra.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ chính xác với các loại inox có độ dày tương đối lớn, trong trường hợp inox mỏng sẽ khó khăn hơn trong việc quan sát hiện tượng hút nam châm.
3.3 Căn cứ vào độ dày
Thông thường, inox 304 sẽ có độ dày lớn hơn tương đối so với inox 201. Cụ thể, độ dày của inox 201 chỉ đạt từ 0,3mm cho đến 3mm, còn độ dày của inox 304 có thể đạt từ 0,5mm cho đến 6mm. Bởi vậy mà cùng 1 loại sản phẩm, nếu được làm từ inox 304 sẽ nặng hơn so với inox 201.
Inox 304 sẽ có độ dày lớn hơn tương đối so với inox 201
3.4 Sử dụng dung dịch test
Người ta thường sử dụng dung dịch axit nitric và dung dịch axit clohydric để test hai loại inox 304 và 201. Các bước được tiến hành cụ thể như sau:
- Bước 1: Sử dụng dung dịch rửa bình thường để làm sạch bề mặt inox và lau khô chúng.
- Bước 2: Sử dụng que nhúng hoặc bông tẩy để nhúng vào dung dịch axit nitric rồi chạm nhẹ vào bề mặt inox cần phân biệt.
- Bước 3: Để ý các phản ứng xảy ra. Nếu là chất liệu inox 304 sẽ không có phản ứng gì xảy ra, bề mặt inox không bị thay đổi màu sắc. Còn nếu là inox 201, bề mặt sẽ chuyển sang màu cam và bị ăn mòn.
4. Ứng dụng của inox 201 và 304 trong đời sống
Bởi đặc tính khác nhau, giá thành chênh lệch nên ứng dụng của inox 201 và 304 trong trong đời sống cũng khác nhau. Cụ thể:
4.1 Ứng dụng của inox 201
Inox 201 có giá thành rẻ hơn, gia công dễ, chống gỉ tốt, thích hợp sử dụng trong các môi trường khô ráo như:
- Các công trình ngoại thất như: Cửa cổng, lan can, mái hiên,... (khu vực ít bị oxy hóa)
- Trang trí nội thất: Cửa nhà, thang máy, tay vịn cầu thang,...
- Thiết bị nhà bếp công nghiệp: Bếp nướng, giá phơi, kệ chén, thiết bị lạnh công nghiệp,...
- Ngành công nghiệp khác: Ống xả, bu lông, đai ốc,...
Inox 201 có giá thành rẻ hơn, gia công dễ
4.2 Ứng dụng của inox 304
Inox 304 có khả năng chống oxy hóa, ăn mòn cao, chịu nhiệt cực tốt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như:
- Ngành công nghiệp thực phẩm: Dụng cụ nấu nướng, thiết bị chế biến thực phẩm, bồn chứa thực phẩm, máy làm đá, tủ đông lạnh, bàn lạnh...
- Ngành y tế: Dụng cụ phẫu thuật, thiết bị y tế, phòng thí nghiệm,...
- Ngành hóa chất: Dụng cụ, thiết bị tiếp xúc với hóa chất.
- Xây dựng: Lan can cầu thang, tay vịn, phụ kiện trang trí,...
- Ngoại thất công trình: Nơi có môi trường khắc nghiệt, dễ bị oxy hóa.
Inox 304 an toàn vệ sinh thực phẩm, được sử dụng sản xuất máy làm đá chuyên nghiệp
Tóm lại, bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc các thông tin quan trọng về inox 201 và 304, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn và giải đáp thêm nhé
Bài viết khác
- Tiết lộ quy trình 7 bước lắp đặt máy làm đá và bảo quản máy đúng cách
- Hướng dẫn khắc phục 7 sự cố máy làm đá viên bị lỗi nhanh chóng
- Tổng hợp 5 kinh nghiệm mở đại lý nước đá thu lợi nhuận khủng
- Kinh doanh máy làm đá viên: Tiềm năng, lợi nhuận và thách thức
- Khám phá kích thước máy làm đá, chọn sao cho đúng?
- Tìm hiểu 8 lợi ích của máy làm nước đá viên thay vì mua đá ngoài
- Thời tiết ảnh hưởng đến máy làm đá như nào? Lưu ý giúp máy hoạt động bền bỉ
- Bảng điều khiển máy đá là gì? Ý nghĩa, chức năng, lưu ý sử dụng
- Van tiết lưu là gì? Đánh giá vai trò trong quy trình hoạt động của máy làm đá
- Van điện từ là gì? Giữ chức năng gì trong máy làm đá?
- Máy nén máy làm đá viên: Cấu tạo, phân loại, lưu ý sử dụng
- Tìm hiểu về khay làm đá viên công nghiệp, ưu điểm, lý ý sử dụng
- Tìm hiểu về khuôn làm đá uống bia của máy làm đá viên công nghiệp
- Cảm biến máy làm đá là linh kiện gì? Phân loại, công dụng