Hướng dẫn lắp đặt & sử dụng máy làm đá viên Fushima FSM 1000
Để giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về cơ chế lắp đặt cũng như vận hành sản phẩm Máy làm đá viên FSM1000, CÔNG TY CP XNK FUSHIMA xin gửi đến quý khách hàng hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng Máy làm đá viên Fushima FSM1000.
1. Cách lắp đặt và vận hành máy
1.1. Chọn vị trí lắp đặt máy
- Vị trí lắp đặt máy làm đá viên Fushima cần ở nơi rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo quá trình trao đổi khí với môi trường xung quanh, giúp quá trình vận hành và hoạt động của máy được trơn chu.
- Vị trí đặt máy phải bằng phẳng, khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy.
1.2. Cách lắp đặt máy
- Đường nước:
-
Đi đường nước về gần vị trí đặt máy ( chờ sẵn zen phi 21).
-
Lắp dây cấp nước vào cục lọc thô lên máy theo chiều mũi tên trên cục lọc.
-
Lắp đầu vào của dây cấp vào zen phi 21 đã được chờ sẵn.
- Đường điện:
-
Máy làm đá viên Fushima FSM1000 sử dụng nguồn điện 3 pha - 380V.
-
Máy có chờ sẵn dây cấp nguồn vậy nên chúng ta chỉ cần đấu các đầu dây điện vào atomat.
*) Lưu ý:
-
Điện áp cung cấp cho máy phải ổn định.
-
Các đầu dây được đấu chắc chắn vào atomat.
-
Atomat phải có tủ bảo vệ.
2. Cách vận hành máy làm đá
2.1. Kiểm tra trước khi khởi động
Kiểm tra nguồn nước trong bể chứa nước sẽ cung cấp cho máy trong quá trình hoạt động đã ổn định hay chưa, hạn chế việc bị cắt nước giữa chừng trong quá trình máy hoạt động.
Kiểm tra điện áp, át-tô-mát, cầu chì, cầu dao điện.
Kiểm tra chiều quay các motor điện, bơm nước đã đúng chiều hay chưa.
2. Khởi động máy - Tắt máy
2.1. Bật máy
- Bật át-tô-mát tổng để bật nguồn tổng.
- Bật công tắc chạy máy sau thời gian khoảng 2-3 phút thì máy sẽ hoạt động.
2.2. Khi máy đã chạy ở chu kỳ làm đá
Người vận hành sẽ được hướng dẫn theo dõi kiểm tra ghi nhận các thông số dưới đây:
- Dòng diện của máy khi hoạt động.
- Được nhân viên kỹ thuật hướng dẫn cách điều chỉnh thời gian làm đá và điều chỉnh mức đá dày mỏng khác nhau.
- Được hướng dẫn sơ bộ về các lỗi thường gặp của máy và cách khắc phục tạm thời.
2.3. Tắt máy
- Tắt công tắc máy.
- Tắt át-tô-mát tổng để tắt nguồn tổng (kể cả gàu tải).
3. Những sự cố xảy ra và cách xử lý
3.1. Sự cố về điện
Máy nén, bơm không hoạt động, đèn nguồn không sáng.
Cần kiểm tra:
1.1. Xem nguồn điện có bị mất pha không?
1.2. Kiểm tra mức điện áp cấp cho máy.
3.2. Các lỗi thường gặp
3.2.1. Thiếu nước
- Biểu hiện: Đèn số 4 báo lỗi.
- Nguyên nhân: thường xảy ra khi gặp phải một trong các trường hợp dưới đây:
+ Nước ở bể chứa để cung cấp nước trực tiếp vào máy làm đá đã hết.
-> Cách xử lý: Bơm nước lên bể chứa.
+ Cục lọc thô bị bẩn hoặc tắc, dẫn đến nước chảy qua cục lọc bị yếu hoặc nghẽn lại.
-> Cách xử lý: Vệ sinh hoặc thay lõi lọc.
+ Đường ống bị tắc hoặc bị gãy gập, nên dù bể chứa đầy nước và cục lọc thô đã được vệ sinh sạch sẽ mà vẫn không có nước cấp vào máy.
-> Cách xử lý: Kiểm tra đường ống dẫn nước từ nguồn đến máy làm đá.
3.2.2. Bật công tắc nhưng máy không hoạt động
- Nguyên nhân:
+ Mất điện.
+ Cháy cục biến áp hoặc hỏng công tắc, kiểm tra có nguồn điện cấp vào máy nhưng máy không hoạt động.
-> Cách xử lý: thay cục biến áp hoặc công tắc.
+ Ngoài ra còn có trường hợp điện 3 pha bị mất một pha, lệch pha hoặc điện áp không ổn định.
-> Cách xử lý: cần nhờ thợ điện kiểm tra lại nguồn điện.
*** Lưu ý:
1. Thường xuyên kiểm tra về sự hồi dầu và độ bẩn của dầu để châm thêm hoặc thay mới.
2. Luôn dự phòng một vài vật tư và vật dụng cần thiết nhất như:
- Hạt hút ẩm.
- Gas và đồng hồ đo áp suất, dây sạc gas.
- Đồng hồ đo điện, kìm, kéo, tô vít.
- Bình nhớt (dầu) cho máy nén.
- Bộ chìa khoá, khoá valve, kìm bấm, mỏ lếch.
3. Trước khi tiến hành bảo trì hay sửa chữa nên lưu ý kiểm tra nguồn điện để đảm bảo an toàn cho trang thiết bị cũng như kỹ thuật viên.
4. Sau khi xử lý các sự cố, nên lưu ý kiểm tra các van chặn trước khi khởi động lại máy.
4. Chế độ kiểm tra bảo trì
Năng suất và chế độ hoạt động của máy làm đá viên Fushima FSM1000 phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như sau:
- Nhiệt độ môi trường xung quanh.
- Nhiệt độ nước giải nhiệt.
- Nhiệt độ nước làm đá.
- Các thành phần cơ bản trong nước làm đá.
- Công suất điện năng cần thiết và các thiết bị đính kèm cung cấp cho hệ thống.
Để đảm bảo hiệu suất sử dụng cũng như độ bền hệ thống, người vận hành nên thường xuyên quan sát và linh hoạt hiệu chỉnh các thông số cơ bản để tối ưu hoá công suất, và tối thiểu chi phí sản xuất như: thời gian làm đá, lượng điện năng tiêu thụ.
5. Hướng dẫn kiểm tra bảo trì hệ thống
Trong quá trình sử dụng khách hàng cần lưu ý vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo quá trình hoạt động của máy được ổn định, tuỳ vào điều kiện môi trường và nguồn nước thì khách hàng có thể lên lịch để vệ sinh máy từ 1 đến 3 tháng/ lần.
Cách vệ sinh máy:
- Khi dàn nóng bị bẩn sẽ ảnh hưởng tới quá trình giải nhiệt của máy, dẫn tới thời gian làm đá lâu hơn đá mỏng hoặc không ra đá thì khách hàng phải vệ sinh dàn nóng.
- Vệ sinh khay làm đá.
- Vệ sinh phao nước, cảm biến từ.
- Vệ sinh khay chứa nước của máy.
*** Lưu ý: Khi khách hàng vệ sinh máy phải liên lạc với kỹ thuật của công ty để được hướng dẫn cụ thể nhất.
Bài viết khác
- Mách bạn 4 mẹo chữa cơm khê, cơm khô, cơm nhão, cơm sống nhanh chóng
- Hướng dẫn quy trình bảo dưỡng máy làm đá Fushima đúng cách
- Thực trạng sản xuất đá viên hiện nay, cơ hội và thách thức
- #3 lưu ý khi vệ sinh Máy làm đá viên【Có thể bạn chưa biết 】
- Những lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong Tủ đông lạnh
- Máy làm đá viên Naixer - nguồn đá tinh khiết cho ngành pha chế
- Khuyến mại cuối năm đến hết 30/12/2017
- Hướng dẫn cách nấu xôi ngon với tủ hấp cơm qua 3 bước đơn giản
- Mua tủ đông lạnh công nghiệp chất lượng, uy tín ở đâu?
- Địa chỉ của tất tần tật các món ngon Hà Nội, ai có tâm hồn ăn uống bơi hết vào đây
- Nên chọn tủ cơm công nghiệp chạy bằng gas hay điện?
- Tìm hiểu cơ chế hoạt động của tủ nấu cơm công nghiệp
- Giới thiệu chung về tủ nấu cơm công nghiệp dùng gas
- Cách lựa chọn tủ nấu cơm phù hợp và chất lượng